Nhếch nhác những quầy hàng tạm bợ ven đường

(Baohatinh.vn) - Hiện trên nhiều tuyến tỉnh lộ, huyện lộ của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều quầy hàng tạm bợ ven đường, gây mất ATGT, mỹ quan và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

nhech nhac nhung quay hang tam bo ven duong

Ngay cửa ngõ vào thị trấn Phố Châu, cách khu chợ chính không xa vẫn có những quầy hàng xiêu vẹo, tạm bợ, thực phẩm không được bảo quản, trông coi cẩn thận

Đây là những quầy hàng lụp xụp chỉ rộng hơn 1m2, được dựng bằng mấy thanh gỗ tận dụng, che bạt sơ sài.

Các quầy hàng này chủ yếu là của những hộ dân sinh sống ven đường dựng tạm để bán hoa quả, thịt lợn, thịt bò, cá, rau xanh. Khách hàng chủ yếu là phụ huynh chở con đi học, dân lao động nghèo và cả cán bộ, công chức tranh thủ thời gian mua thức ăn cho gia đình.

Thói quen xấu này không chỉ gây phản cảm, lộn xộn trên các huyết mạch giao thông mà còn gây mất ATGT.

Điều đáng lo ngại hơn là các quầy hàng tự phát này không đảm bảo ATVSTP. Tại điểm mà chúng tôi có dịp ghé qua thì thấy các loại thịt được bày bán không có dấu kiểm dịch của lực lượng chức năng, chủ yếu do người dân giết mổ chui.

Các loại rau, quả thì được giới thiệu “của nhà trồng được” nhưng nhìn vào trong vườn thì chẳng thấy luống nào. Đó là chưa kể việc sau khi bán hết hàng, trên sạp không được lau chùi sạch sẽ, đồ dùng vứt ngổn ngang; thậm chí, chó, mèo, gà, vịt trèo lên kiếm ăn nhưng ngày mai chủ quầy chỉ dọn dẹp qua loa rồi bày hàng bán tiếp...

Thiết nghĩ, để đảm bảo ATVSTP, giữ gìn mỹ quan trên các tuyến đường, đảm bảo hành lang ATGT... thì các địa phương, ngành chức năng cần sớm dẹp bỏ các quầy hàng tự phát, tạm bợ này.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!