(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 ngày diễn ra sôi nổi, tối 5/12, tại Nhà văn hoá xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân lần thứ 3 năm 2021 đã tổng kết, bế mạc và trao giải.
Nguyễn Thị Thu Hà (thôn 4, xã Xuân Hồng) thực hiện phần thi thể cách mưỡu nói: Chí nam nhi.
Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân lần thứ 3 năm 2021 có sự tham gia của 37 thí sinh đến từ các CLB ở xã, thị trấn, các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Đến với liên hoan, 37 diễn viên thể hiện 74 tiết mục, bằng 10 thể cách trong các không gian diễn xướng truyền thống của nghệ thuật ca trù. Sau thời điểm khai mạc, các diễn viên đã lần lượt trình bày phần thi của mình.
Tổng kết liên hoan, bà Trần Thị Cảnh - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Truyền thông huyện Nghi Xuân đánh giá: Liên hoan ca trù lần thứ 3 đã tạo ra sân khấu lớn cho các diễn viên có độ tuổi từ 8 - 62 tuổi được biễu diễn và thể hiện vốn hiểu biết của mình về ca trù. Tại kỳ liên hoan lần này có rất nhiều diễn viên có phong cách biểu diễn duyên dáng, tay phách và giọng hát đẹp, thể hiện tốt kỹ thuật của lối hát ca trù.
Một số ca nương đã chuẩn hơn trong lối hát, gieo phách chắc, tay róc phách đẹp. Nhiều thí sinh tuy mới được tiếp cận với lối hát ca trù trong thời gian ngắn nhưng đều thể hiện tốt cả 2 thể cách bắt buộc và tự chọn. Đặc biệt hơn là tại kỳ liên hoan lần này đã phát triển thêm 2 kép đàn và 4 quan viên mới.
Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Như - Trường THPT Nghi Xuân (Cổ Đạm) thực hiện bài thi thể cách tự chọn: Chúc hỗ (lời cổ khuyết danh).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn một số tồn tại hạn chế, đó là một số học sinh THCS có chất giọng phù hợp với lối hát ca trù nhưng chưa nắm bắt được kỹ thuật của lối hát; cách đánh khổ phách chưa rõ nét nên chưa đạt kết quả cao tại liên hoan. Trong khi đó, tiếng hát của một số thí sinh bị tiếng phách đè lấp.
Tổng kết liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 2 giải xuất sắc, 15 giải A, 10 giải B, 5 giải C và 5 giải khuyến khích cho các cá nhân và tập thể.
Lãnh đạo huyện Nghi Xuân trao giải xuất sắc cho Nguyễn Thị Thu Hà - thôn 4, xã Xuân Hồng (trái) và Phan Thị Sâm - thôn 4, xã Cổ Đạm...
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.