Nhóm học sinh Hà Tĩnh nói về “sáng chế” đạt giải thưởng cuộc thi sáng tạo toàn quốc

(Baohatinh.vn) - Nguyễn Tuấn Nghĩa, Hồ Hoàng Hà Vy, Đặng Quỳnh Anh, Lê Nguyễn Phương Thảo (đều là học sinh lớp 9E, Trường THCS Sông Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuất sắc giành giải 3 tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi toàn quốc năm 2020 diễn ra vừa đây.

Video: Em Nguyễn Tuấn Nghĩa giới thiệu về mô hình sử dụng năng lượng gió.

Em Lê Nguyễn Phương Thảo cho biết: “Chúng em rất vui và vinh dự đoạt giải cao tại cuộc thi. Đây không chỉ là niềm vui, vinh dự của mỗi bản thân mà còn là niềm vui chung của mái trường mến yêu THCS Sông Trí...”.

Nhóm học sinh Hà Tĩnh nói về “sáng chế” đạt giải thưởng cuộc thi sáng tạo toàn quốc

Mô hình sử dụng năng lượng gió để chạy máy quạt nước tạo oxy cho nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất điện năng phục vụ hệ thống chiếu sáng tự động của nhóm tác giả (từ trái qua lần lượt là là Đặng Quỳnh Anh, Hồ Hoàng Hà Vy, Lê Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Tuấn Nghĩa.

Tuấn Nghĩa chia sẻ thêm về ý tưởng thiết kế mô hình đã đạt giải của cả nhóm: “TX Kỳ Anh có diện tích nuôi tôm khá lớn, sau nhiều lần chúng em khảo sát ở các ao nuôi, nhận ra thực tế ở các hồ nuôi tôm hầu hết đều phải sử dụng quạt nước tạo oxy để đảm bảo tôm không bị ngạt. Tuy nhiên, việc sử dụng điện lưới cho việc chạy hệ thống này rất tốn kém; bên cạnh đó, trong thời điểm mất điện thì hệ thống máy không thể sử dụng được.

Chính vì vậy, cả nhóm nảy ra ý tưởng dùng năng lượng của gió để cải thiện nhược điểm này trong mô hình. Mô hình này, nếu được áp dụng có thể giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí lớn và giảm được thiệt hại trong nuôi trồng khi có sự cố mất điện xảy ra”.

Nhóm học sinh Hà Tĩnh nói về “sáng chế” đạt giải thưởng cuộc thi sáng tạo toàn quốc

Đều là học sinh cuối cấp, thời gian học rất bận rộn nhưng niềm đam mê khoa học kỹ thuật đã giúp cả 4 em hoàn thành sản phẩm như mong đợi.

Nguyên lý hoạt động của máy là sử dụng năng lượng từ điện gió. Để sử dụng nguồn năng lượng gió, các em đã thiết kế thiết bị đón gió theo nguyên lý cánh buồm. Ngoài ra, có thêm động cơ phát điện, bộ tích điện và thiết bị chuyển đổi từ điện một chiều thành điện xoay chiều; bộ truyền động để truyền năng lượng gió xuống làm quay quạt nước, tạo oxy cho hồ nuôi thuỷ sản.

Khi có gió, thiết bị đón gió sẽ quay và truyền động năng xuống làm quạt nước, giúp oxy hoà tan trong nước. Đồng thời, động năng sẽ làm quay động cơ phát điện làm tạo ra dòng điện và được dẫn vào bộ tích điện để sử dụng khi không có gió và có thể dùng thắp sáng.

Ý tưởng chế tạo của 4 em đã nhận được sự ủng hộ và tận tình hướng dẫn của thầy, cô giáo bộ môn trong nhà trường. Sau 3 tháng thầy trò cùng nhau nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm, sản phẩm dự thi “Mô hình sử dụng năng lượng gió để chạy máy quạt nước tạo oxy cho nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất điện năng phục vụ hệ thống chiếu sáng tự động” đã hoàn thành với tổng chi phí chỉ hơn 2 triệu đồng.

Nhóm học sinh Hà Tĩnh nói về “sáng chế” đạt giải thưởng cuộc thi sáng tạo toàn quốc

Vì sử dụng năng lượng điện gió nên mô hình này nếu được áp dụng có thể giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí lớn và giảm được thiệt hại trong nuôi trồng khi có sự cố mất điện xảy ra

Đặng Quỳnh Anh chia sẻ về khoảng thời gian thực hiện mô hình: “Thời gian đầu bắt tay vào thực hiện ý tưởng, bọn em cũng gặp một số khó khăn vì cả 4 đứa đều là học sinh cuối cấp, còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường nên thời gian dành cho việc làm mô hình khá hạn hẹp.

Bên cạnh đó, cả nhóm 4 bạn thì 3 bạn là nữ nên cũng gặp khó khăn trong việc lắp ráp cũng như tìm kiếm các nguyên vật liệu làm mô hình. Tuy nhiên, may mắn được sự giúp đỡ của thầy cô và gia đình, sau hơn 3 tháng chăm chỉ, nỗ lực của bọn em đã được đền đáp xứng đáng…”.

Nhóm học sinh Hà Tĩnh nói về “sáng chế” đạt giải thưởng cuộc thi sáng tạo toàn quốc

Dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bộ môn, sản phẩm đã hoàn thành sau hơn 3 tháng với chi phí gần 2 triệu đồng.

Chia sẻ về ước mơ, dự định trong thời gian tới, cả nhóm 4 em đều hy vọng sản phẩm sẽ được xem xét nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong tương lai. Đồng thời, cùng mong muốn trở thành những nhà khoa học để viết tiếp giấc mơ chế tạo những sản phẩm giúp ích cho cộng đồng.

Thầy Đinh Văn Báu - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Sông Trí cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, nhà trường đã có 66 em tham gia các cuộc thi về sáng tạo KHKT từ cấp thị xã đến cấp quốc gia và giành được nhiều giải thưởng cao. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tối đa nhằm giúp các em phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, ươm mầm cho những “nhà khoa học nhí” trong tương lai…”.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.