(Baohatinh.vn) - Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Gần 4 giờ sáng, hàng trăm tàu thuyền đã cập bến cá Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) trong niềm vui đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị. Phía trên bờ, từng tốp tiểu thương ngóng chờ các mẻ tôm, cá, mực... để thu mua. Vừa cập bến sau một đêm đánh bắt, ngư dân Nguyễn Văn Hoà (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi cho biết: "Chuyến biển này, thuyền của tôi đánh bắt được hơn 5kg mực và một ít cá. Trừ các chi phí, tôi thu được gần 3 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập khá của gia đình trong những ngày cuối năm". Những ngày gần tết Nguyên đán, không khí giao thương tại bến cá Cồn Gò trở nên nhộn nhịp, khẩn trương hơn bao giờ hết. Theo bà con tiểu thương, những ngày này, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng hải sản của khách hàng tăng mạnh nên bà con phải dậy từ sớm để gom hàng và số lượng thu mua dịp này cũng nhiều hơn so với ngày thường từ 3 - 4 lần. Chị Trần Thị Bích - tiểu thương ở TP Hà Tĩnh cho biết: "Thời điểm này, bình quân mỗi ngày tôi chi hơn 15 triệu đồng để thu mua hải sản, tập trung vào các loại như: mực, tôm, cá nục, cá thu... Để có đủ nguồn hàng tươi ngon phục vụ thị trường, tôi đã phải hợp đồng với các tàu thuyền từ trước. Sức tiêu thụ tăng mạnh nên chúng tôi không lo ế hàng".
Hải sản cập bến, bà con tiểu thương hối hả thu mua trong niềm phấn khởi.
Các loại hải sản dịp này được thương lái thu mua với giá khá cao nên bà con ngư dân thêm vui. Cụ thể, cá thu 240 nghìn đồng/kg, tôm tít 130 - 160 nghìn đồng/kg; mực 430 nghìn đồng/kg... Tiểu thương cho biết, mức giá này cao hơn so với ngày thường từ 15 - 20 nghìn đồng/kg, phần do nhu cầu thị trường tăng cao, phần do thời tiết bất lợi nên sản lượng đánh bắt được ít hơn. Dưới ánh đèn pin, hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp. Tiểu thương tranh thủ phân loại hải sản trước khi đưa đến các điểm tiêu thụ.
Dịp này, những người phụ nữ làm nghề “phu cá” ở xã Cẩm Nhượng như bận rộn hơn. Bà Hoàng Thị Nhung cho biết: "Công việc tuy vất vả, phải dậy từ lúc 3 giờ sáng nhưng đổi lại có nguồn thu nhập từ 200 - 250 nghìn đồng/người nên ai cũng chịu khó, cố gắng vì một cái Tết đủ đầy". Sau khi thu mua xong, tiểu thương nhanh chóng đưa hải sản đến các chợ trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ. Bà con ngư dân, tiểu thương kỳ vọng, từ nay đến Tết, thời tiết sẽ thuận lợi hơn để những chuyến biển trở về luôn đầy ắp tôm cá, hải sản dồi dào phục vụ nhu cầu thị trường.
Toàn xã hiện có hơn 200 tàu thuyền hoạt động đánh bắt hải sản. Những ngày qua, thời tiết không thuận lợi nhưng bà con vẫn vượt khó vươn khơi. Hải sản cuối năm khai thác tuy không được nhiều nhưng bù lại dễ bán, được giá nên đã giúp bà con có thêm nguồn thu trang trải vào dịp Tết. Chúng tôi luôn nhắc nhở bà con kiểm tra các thiết bị của tàu thuyền, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để đảm bảo an toàn trong quá trình đánh bắt.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị triển khai nghiêm các công điện của Chính phủ, tập trung lực lượng thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân đảm bảo kế hoạch đề ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các lực lượng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Việc kịp thời thu hoạch lúa xuân, nhất là các diện tích bị đổ rạp, ngâm nước sẽ giúp bà con nông dân Hà Tĩnh giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là khi dự báo tiếp tục có mưa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, địa phương liên quan. Về phía Formosa Hà Tĩnh có ông Trần Tuấn Lương – Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo công ty.
Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Hơn 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam (trụ sở đóng tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn giữ vững tôn chỉ “Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp”.
Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Với chính sách hỗ trợ sát sườn, thiết thực, Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ trao cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh.
Để ngăn chặn lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến áp dụng sinh trắc học cho tài khoản tổ chức, cấm dùng bí danh và lập kho dữ liệu tài khoản nghi gian lận. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 27/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 27/5/2025: Giá vàng liên tục biến động thời gian qua. Giá vàng đang chịu tác động từ những thông tin liên quan chính sách thuế quan của Mỹ với các nước.
Để đảm bảo sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh, người nuôi tôm Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các biện pháp khử khuẩn môi trường nước, ổn định các chỉ số trong ao nuôi.
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu vẫn còn bày bán công khai tại các cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh. Để xử lý triệt để vấn nạn này, cần sự quyết liệt hơn của lực lượng chức năng và thay đổi thói quen mua sắm từ chính người tiêu dùng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Trạm biến áp 110kV Lộc Hà và 4 xuất tuyến 22 kV đi vào vận hành đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, góp phần hoàn thiện lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh giao các bộ, ngành nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng, tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 26/5 của Báo Hà Tĩnh.
Vì nhiều lý do mà đến nay, dự án hồ chứa nước Rào Trổ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thành, hệ quả là khu vực đã giải phóng mặt bằng bị người dân lấn chiếm để trồng keo tràm.
Nhiều người tiêu dùng dù biết hàng kém chất lượng, hàng nhái nhưng vẫn mua chỉ vì giá rẻ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
Trước việc lúa xuân chưa thu hoạch bị rơm rạ, bèo tây bủa vây, dẫn tới nguy cơ hư hỏng, bà con nông dân ở Hà Tĩnh phải dầm mình trong biển nước mênh mông để cứu lúa.
Chính quyền địa phương và các lực lượng ở huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tập trung lực lượng đẩy bèo ra khỏi ruộng lúa đang chuẩn bị thu hoạch, đồng thời hỗ trợ người dân đưa lúa đi phơi sấy.
Mưa lớn diễn ra trong chiều tối 24/5 đến rạng sáng 25/5 đã làm hàng nghìn ha lúa xuân đang kỳ thu hoạch ở Hà Tĩnh bị đổ ngã và ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cuối vụ.
Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Các địa phương ở Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực, tập trung hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống.
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tăng cung và giảm cầu. Tăng cung bằng cách không để độc quyền, cho nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh; sử dụng các biện pháp tài khóa, thuế, phí, lệ phí để giảm cầu.