Ngư dân Cẩm Xuyên vươn khơi sau những ngày biển động

(Baohatinh.vn) - Bão số 3 qua đi, những chiếc thuyền của ngư dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục vươn khơi bám biển, mang về nhiều loại hải sản tươi ngon.

2.jpg
Sau những ngày "nằm bờ" do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, tàu thuyền của ngư dân huyện Cẩm Xuyên tiếp tục vươn khơi đánh bắt, mang về nhiều "lộc biển" tươi ngon.
14.jpg
Từ sáng sớm, tại vùng biển Cửa Nhượng, những chiếc tàu thuyền chở đầy lồng lưới của ngư dân các xã: Cẩm Lộc, Cẩm Nhượng, thị trấn Thiên Cầm... lần lượt cập bến. Sau bão, ngư dân thường đi biển từ 1-2 ngày, đánh bắt gần bờ nhằm đảm bảo an toàn.
3-5937.jpg
Khi tàu thuyền vừa cập bến, ngư dân hối hả gánh theo từng lồng lưới hải sản tươi ngon vào bờ.
3.jpg
Anh Lê Khắc Tình (thôn Vinh Lộc, xã Cẩm Lộc) chia sẻ: "Đang mùa mưa bão nên ngư dân chúng tôi tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để ra khơi đánh bắt. Chuyến lần này của tôi kéo dài 2 ngày, thu về khoảng 3 tạ ghẹ, 2 tạ còng, 20 kg ốc hương. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng".
1.jpg
7.jpg
Hải sản vừa cập bến sẽ được thương lái thu mua tại chỗ. Bà Nguyễn Thị Lan (xã Cẩm Nhượng) - chủ cơ sở mua bán hải sản Nam Lan cho biết: "Sau bão, lượng hải sản ngư dân đánh bắt giảm khoảng 20%, trung bình mỗi ngày tôi thu mua 2-3 tấn hải sản các loại như: ghẹ, ốc hương, tôm tít... Ngoài ra, cơ sở của tôi còn mở rộng thu mua tại các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Nghệ An...".
4.jpg
11.jpg
Được biết, giá các loại hải sản thời điểm này không chênh lệch so với trước bão. Cụ thể, ghẹ 3 mắt được mua với giá 80.000 đồng/kg, ghẹ đá 50.000 đồng/kg, ghẹ xanh 200.000 đồng/kg, ghẹ đỏ 80.000 đồng/kg.
6.jpg
5.jpg
Ốc hương được thu mua với giá 350.000 đồng/kg, tôm tít 140.000 đồng/kg.
2.jpg
Đang thoăn thoắt kiểm đếm sản lượng cùng thương lái, anh Trương Văn Nam ở thôn Vinh Lộc, xã Cẩm Lộc (người bên phải) cho biết: "Thuyền của tôi ra khơi được 2 ngày nay, đánh bắt được khoảng 1 tạ ghẹ, 20 kg ốc hương, 30 kg tôm tít. Trước bão, chúng tôi thường đánh bắt kéo dài 6-7 ngày nên sản lượng nhiều hơn. Dù vậy, thời điểm này, chúng tôi vẫn ưu tiên sự an toàn nên đánh bắt gần bờ, ngắn ngày và thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết để chủ động ứng phó".
9.jpg
Hải sản sau khi thu mua được sơ chế, phân loại trước khi cung cấp ra thị trường. Trong ảnh: Công nhân cơ sở mua bán hải sản Nam Lan (xã Cẩm Nhượng) phân loại ghẹ. Được biết, cơ sở hiện có 35 công nhân làm việc thường xuyên với mức thu nhập 8-10 triệu đồng/tháng.
6.jpg
Nguồn hải sản đánh bắt của ngư dân huyện Cẩm Xuyên sẽ được cung cấp cho các nhà hàng tại Khu du lịch Thiên Cầm, các chợ dân sinh trên địa bàn và nhiều tỉnh, thành phố lân cận.
IMG_7952.jpg
Dịp này, nhiều ngư dân cũng đang tất bật chuẩn bị thêm ngư cụ để sẵn sàng cho những chuyến vươn khơi sắp tới. Ai cũng hy vọng thời tiết thuận lợi để ngư dân "thuận buồm xuôi gió", thu về nguồn hải sản dồi dào.

Thống kê từ Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên, trên địa bàn hiện có 587 phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản với 2.327 lao động chủ yếu thuộc các xã: Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm... Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác thủy sản biển đạt 8.113 tấn, tăng 220 tấn so với cùng kỳ năm 2023.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mồ hôi mà đổ xuống đồng...

Mồ hôi mà đổ xuống đồng...

Những vạt nắng vàng như mật đổ xuống đồng ruộng làm dậy lên mùi thơm nồng nàn của lúa chín. Dẫu nhiều mệt nhọc, lắm lo toan, nhưng mùa thu hoạch năm nay lại thêm một lần bà con nông dân Hà Tĩnh hân hoan niềm vui thắng lợi.
Lúa hữu cơ cho hiệu quả tốt trên đất Can Lộc

Lúa hữu cơ cho hiệu quả tốt trên đất Can Lộc

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) là "bước đệm" giúp địa phương từng bước xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ và sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch.