Những "bóng hồng" đảm việc nhà, giỏi kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhưng trong kinh tế tập thể hôm nay, không ít phụ nữ Hà Tĩnh vừa đảm việc nhà lại giỏi việc kinh doanh...

Từ chăn nuôi, chế biến thủy hải sản…

Ước mơ lập nghiệp trên quê hương, chị Trần Thị Thu Hằng rời thủ đô hoa lệ về Hà Tĩnh mở HTX Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp Thu Hằng (Kỳ Anh). Nữ giám đốc trẻ tuổi cùng các thành viên đã đầu tư xây dựng hạ tầng khang trang với 13 tỷ đồng trên diện tích 3,5 ha.

nhung bong hong dam viec nha gioi kinh doanh

Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp Thu Hằng cùng các thành viên kiểm tra sản phẩm tại chuồng nuôi.

Hằng năm, trại lợn nái 100% máu ngoại cung ứng lượng lớn con giống cho hộ nuôi trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trước “cơn bão” thị trường khi giá lợn bị đẩy xuống đáy, Giám đốc Trần Thị Thu Hằng vẫn “xoay” đủ cách để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Chị Hằng chia sẻ: “Giá bán thấp, chúng tôi phải bù lỗ, nhưng nhờ nguồn giống chất lượng, phòng đủ các loại vắc-xin, sức đề kháng tốt nên thị trường vẫn tương đối ổn định”.

Năm 2016, Giám đốc Trần Thị Thu Hằng cùng đội tuyển huyện Kỳ Anh là đại diện của Hà Tĩnh tham dự cuộc thi Tìm hiểu HTX kiểu mới toàn quốc và đạt giải cao. Nền kiến thức đó đã giúp chị “chèo lái” vững vàng hướng đi của đơn vị, nhất là thời điểm khó khăn hiện nay.

Tận dụng thế mạnh vùng biển cửa cùng ước mơ biến nguồn thủy hải sản thô thành sản phẩm tinh để nâng cao giá trị, sau nhiều năm trải nghiệm, bà Phạm Thị Nhơn đã thành lập HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Thiên Phú (Lộc Hà). Có được cơ ngơi hôm nay, bà phải đối mặt không ít thử thách, thậm chí chấp nhận rủi ro, thất bại. Nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm xuất liên tục ra nước ngoài là minh chứng cho hoài bão lớn của nữ doanh nhân.

“Để thu mua tối đa tôm, cá cho ngư dân, HTX đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng kho cấp đông và nhà máy xay bột cá. Sau sự cố môi trường biển là thời điểm khó nhất của ngư dân và tôi vẫn giúp họ tiêu thụ sản phẩm”. Dưới sự dẫn dắt của nữ giám đốc dạn dày kinh nghiệm, HTX doanh thu đạt trên dưới 10 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động và hàng trăm lao động thời vụ với mức lương khá.

… Đến công nghiệp, dịch vụ

15 năm Quỹ Tín dụng nhân dân Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) đi vào hoạt động cũng là ngần ấy thời gian Giám đốc Dương Thị Huyền gắn bó với những trăn trở và khát vọng đưa đơn vị thành lá cờ đầu của khối quỹ tín dụng Hà Tĩnh. Từ đây, hàng trăm mô hình kinh tế ra đời, hàng nghìn lao động được hỗ trợ vay vốn chăn nuôi, dịch vụ, xuất khẩu lao động… Có quỹ, người dân vùng lúa Cẩm Thành vươn lên thoát nghèo và hạn chế tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi.

nhung bong hong dam viec nha gioi kinh doanh

Với những sáng tạo trong SXKD của nữ giám đốc, hàng may mặc của HTX May Ngọc Long đã có mặt rộng khắp thị trường trong và ngoài tỉnh.

Am hiểu tài chính tiền tệ, Giám đốc Dương Thị Huyền đã tạo cơ chế thông thoáng, giúp dân tiếp cận vốn dễ dàng trên cơ sở tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Đặc biệt, chị luôn sáng tạo nhằm khai thác tối đa dòng tiền nhàn rỗi trong dân. Đến nay, quỹ có gần 1.600 thành viên với nguồn vốn 100 tỷ đồng, dư nợ trên 90 tỷ đồng. Với những đóng góp này, chị đã 8 lần nhận bằng khen của UBND tỉnh, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xác định hàng may mặc là thế mạnh trong đời sống hiện đại, HTX May Ngọc Long (TX Hồng Lĩnh) cho ra đời xưởng may quy mô với hệ thống máy móc hiện đại gắn với mở rộng thị trường. Chính sự thay đổi tư duy, nhạy bén tiếp cận thị trường của nữ thủ lĩnh 39 tuổi Nguyễn Thị Ngọc đã đưa HTX hoạt động hiệu quả. “Ngoài chất lượng sản phẩm, tôi chú trọng cải tiến hình thức, mẫu mã; tìm kiếm, kết nối với nhiều doanh nghiệp để tạo đầu ra cho sản phẩm và cho ra đời hệ thống cửa hàng bán lẻ trong, ngoài tỉnh với nhãn mác HTX May Ngọc Long để tạo điểm nhấn kinh doanh” - chị Ngọc chia sẻ.

Ông Lê Đăng Phúc - Trưởng phòng Tuyên truyền chính sách, Liên minh HTX tỉnh cho biết: “Hà Tĩnh hiện có trên 1.300 HTX thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có khoảng 430 HTX do nữ làm giám đốc. Không ít nữ “thủ lĩnh” đã ăn nên làm ra, đồng thời, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của nền KT-XH tỉnh nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.