Chè sắn nóng, xôi sắn, sắn hấp cốt dừa... gắn liền với tuổi thơ nhiều người. Để rồi mỗi khi đông tới, không ít người muốn tìm hương vị xưa.
1. Chè sắn nóng
Sắn là lương thực gắn liền với thuở nghèo khó với cơm độn sắn khoai như nhà thơ Bằng Việt từng viết: “”Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi“”.
Khi gió mùa Đông Bắc tràn về cũng là lúc những hương vị xưa được nhiều người tìm tới, trong đó có món chè sắn. Khác với các loại chè khác cần ăn lạnh, chè sắn ăn nóng mới gói trọn dư vị mộc mạc mà gần gũi. Từng miếng sắn bùi bùi dẻo quánh sóng sánh trong nước chè màu nâu vàng bắt mắt, điểm xuyết chút sần sật của dừa nạo tạo nên hương vị bình dị mà thân quen. Chỉ thế thôi mà nhanh chóng xua tan cái lạnh khi gió mùa về.
2. Xôi sắn mỡ hành
Xôi sắn không cao sang, hiếm khi “”lọt vào“” thực đơn tiệc ở các nhà hàng nhưng lại có cái duyên thầm lưu luyến nếu ai một lần được thưởng thức. Từng miếng sắn trắng ngần, bung ra tơi bở quyện với hạt nếp mẩy tròn, căng mọng, dẻo thơm sao mà hợp đến thế. Rưới chút mỡ hành béo ngậy, thơm lừng thì cứ ngỡ như cô thôn nữ khoác xiêm y lộng lẫy đi trẩy hội gây nhung nhớ.
Xôi sắn ăn kèm muối vừng như đẩy đưa hương vị đậm đà hơn. Thế mới thấy sự hài hòa trong ẩm thực ngỡ giản đơn mà lại rất duyên.
3. Sắn hấp cốt dừa
Sắn hấp cùng với ngô nướng, khoai nướng là một nét ẩm thực bình dân của người Hà Nội vào chiều tan tầm mùa đông. Từng miếng sắn nóng hổi, trắng muốt mềm bở, quyện trong nước cốt dừa béo ngậy, lạc rang bùi bùi quyến rũ bao tín đồ ăn vặt Hà thành trong cái lạnh se sắt.
Hình ảnh gánh hàng rong nghi ngút tỏa hương thơm ấm nồng từ sắn hấp khiến cho ai đi qua cũng nhớ thương vị xưa mà khó cầm chừng dừng lại để mua một gói nhỏ ăn chơi. Vậy thôi mà đủ để ấm lòng!
4. Chè sắn mochi
Đây là thức chè mới với sự sáng tạo riêng khi kết hợp thêm bột năng để tạo nét đẹp và dư vị riêng cho món ăn. Nếu như món chè sắn truyền thống dẻo quánh thì chè sắn mochi lại dẻo mềm, quyện trong nước đường gừng sóng sánh ấm nóng vừa lạ lại vừa quen.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?