Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Tuyến đê ngăn mặn ở thôn Song Nam, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang sạt lở, xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ sắp tới.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Đê ngăn mặn ở thôn Song Nam, xã Cương Gián là tuyến đê cấp V có chiều dài 2,15 km. Tuyến đê được xây dựng bằng đất từ năm 1994, có nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt, bảo vệ hơn 35 ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Tuy nhiên, do trải qua nhiều thập kỷ, chịu ảnh hưởng của những đợt triều cường, mưa lũ nên tuyến đê đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Ông Lê Văn Toản - Trưởng thôn Song Nam cho biết: Trước đây, chân đê đã được kè bằng đá, xây dựng 8 kè mỏ hàn có tác dụng nắn dòng chảy sông Lạch Kèn, bảo vệ đê khỏi bị xói lở... Thế nhưng, vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao kết hợp với nguồn nước từ cống của đập Đá Bạc xả ra tạo thành những dòng xoáy lớn làm cho 6 kè mỏ hàn hiện đã bị “xóa sổ".

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Ông Toản cho hay, cách đây gần 3 năm, trong một trận mưa lớn, nhiều đoạn của tuyến đê bị sạt lở nghiêm trọng. Trước nguy cơ vỡ đê, nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng, chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm lực lượng dùng bao tải đất xếp lên thành để “cứu” tuyến đê. Song, giải pháp trên chưa thật sự bền vững, còn mang tính chắp vá.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Ghi nhận tại hiện trường, mặt cắt đê đã bị biến dạng, đỉnh đê bị bào mòn, nhiều đoạn đã bị thu hẹp do bị sạt lở, vùi lấp, có nơi chỉ rộng chừng 0,8 – 1m. Đặc biệt, thân đê đoạn từ K0+200÷K1+200 bị sạt lở nghiêm trọng, tạo thành nhiều rãnh sâu. Tình trạng sạt lở và xuống cấp của tuyến đê ngăn mặn đang khiến người dân nơi đây lo lắng, nhất là mùa mưa bão đang đến gần.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Một trong hai kè mỏ hàn còn lại đã bị nước sông xói lở, gần như không còn phát huy tác dụng.

Nỗi lo mất an toàn tuyến đê ngăn mặn ở Nghi Xuân

Lo lắng trước tình trạng xuống cấp của tuyến đê ngăn mặn, ông Nguyễn Đình Quế - thôn Song Nam bày tỏ: “Tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng đã kiến nghị các cấp chính quyền xem xét đầu tư, nâng cấp để bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và an toàn cho hàng chục hộ dân ở gần khu vực tuyến đê nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”

Theo ông Hoàng Văn Hà – Chủ tịch UBND xã Cương Gián, chính quyền địa phương đã kiểm tra toàn tuyến đê ngăn mặn thôn Song Nam và xác định đây là công trình xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao. Hằng năm, xã xem đây là công trình cấp bách, chủ động xây dựng các phương án bảo vệ tuyến đê trước mùa mưa lũ. Tuy nhiên, các giải pháp chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài, rất mong các cấp, ngành liên quan quan tâm, xem xét bố trí kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đê, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang đến gần...

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.