Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

(Baohatinh.vn) - Cầu Ngâm nằm trên tuyến đường độc đạo từ thôn Cao Thắng (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra cánh đồng, phục vụ 205 hộ dân đi lại, sản xuất. Cây cầu bê tông này vốn tạm bợ, nay bị xuống cấp nghiêm trọng.

Video: Ý kiến của người dân và cán bộ thôn về cây cầu Ngâm

Tuyến đường độc đạo từ thôn Cao Thắng ra cánh đồng bị chia cắt bởi con sông Ngâm. Trước đây, để qua sông sản xuất, người dân phải dùng gỗ hoặc đá hộc để làm ngầm tạm.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Bên kia cầu Ngâm là hơn 30 ha đất sản xuất của 205 hộ dân thôn Cao Thắng.

Năm 1997, một cây cầu bê tông được bắc qua sông Ngâm, giải quyết được rất nhiều khó khăn cho bà con ở đây. Tuy nhiên, với chiều rộng chưa đầy 1,2m, chiều cao khá lớn nhưng không có lan can nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Chiều cao của cầu khá lớn, vì vậy rất nguy hiểm nếu như có người hoặc phương tiện không may rơi xuống sông.

Theo ông Phan Sơn Hải - Trưởng thôn Cao Thắng, trước đây, khi xây cầu, do vừa hạn chế về kinh phí vừa không có nhu cầu tải trọng lớn nên thiết kế của cầu vừa nhỏ vừa không đảm bảo độ vững chắc. Sau hàng chục năm phải làm việc quá sức, cầu đã “ốm yếu”.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Cầu khá dài nhưng chỉ có một trụ và cũng đã bị nứt nẻ theo thời gian.

Ông Trần Xuân Huy (thôn Cao Thắng) cho biết: “Nhiều năm qua, biết là rất nguy hiểm nhưng để qua sông sản xuất, bà con đều phải đi qua chiếc cầu này mà không còn cách nào khác. Công việc dù vất vả bao nhiêu tôi cũng không sợ bằng khi đưa vật tư sản xuất hay sản phẩm qua cầu. Đã có rất nhiều người và vật bị rơi xuống sông. Mặc dù chưa ai bị tử vong nhưng mỗi lần đi qua cầu cũng khiến người dân lo lắng.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Tuyến đường dẫn hai bên cầu cũng xuống cấp nghiêm trọng.

Không chỉ nhỏ hẹp, mà gần đây, cây cầu này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều nơi từng mảng xi măng bị bong tróc, lòi cốt sắt. Đặc biệt trụ cầu, hai bên mố cầu cũng bị rạn nứt, sụt vỡ từng mảng.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Các mố cầu trong tình trạng vỡ toác, không có khả năng chịu lực....

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

... và có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.

Do cầu không được tu sửa nên tuyến đường quan trọng phục vụ sản xuất cho hơn 30ha lúa và cây màu của thôn cũng không được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại, vận chuyển rất khó khăn, đặc biệt là những lúc trời mưa.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Bờ cầu nhiều nơi bị vỡ, lòi cả cốt sắt ra ngoài.

Những năm qua, thông qua các cuộc hội họp hoặc tại các kỳ họp HĐND xã, người dân cũng như cán bộ thôn Cao Thắng thường xuyên phản ánh, kiến nghị và đề xuất các cấp sớm hỗ trợ xây dựng lại cây cầu này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Nơm nớp lo khi qua cầu Ngâm

Tuyến đường bê tông trục thôn kiên cố nối với đường nội đồng ra cầu Ngâm đang lở dở...

Trưởng thôn Phan Sơn Hải cho biết: “Không làm mới được cây cầu Ngâm này nên việc sản xuất của người dân gặp nhiều hạn chế, nhất là trong đưa cơ giới vào sản xuất, thu hoạch. Rất mong các cấp, ngành quan tâm xây mới cây cầu này để bà con đỡ khổ, vừa tránh được những hiểm nguy rình rập khi qua lại”.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.