Bưởi Phúc Trạch hứa hẹn “mùa vàng”

(Baohatinh.vn) - Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.

Ngày trung tuần tháng 7, chúng tôi có mặt tại trụ sở UBND xã Lộc Yên. Hiểu được mong muốn của tôi, anh Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi “mời nhà báo theo chúng tôi để thấy mùa này bà con trúng đậm thế nào”. Băng qua con đường bê tông, vượt hơn 5 cây số đường đất đá gồ ghề, chúng tôi chạm tới “trung tâm” bưởi của xã Lộc Yên. Hai bên đường, những vườn bưởi trĩu cành như vẫy gọi.

Sau vài ba câu chuyện bên ly nước chè ấm, anh Nguyễn Văn Cường là một “đại gia” bưởi ở đất Lộc Yên, sở hữu nhiều cái nhất: thuộc thế hệ trồng bưởi lâu năm nhất, diện tích nhiều nhất, kinh nghiệm nhất và thành công nhất… dẫn chúng tôi ra vườn. Cây nào cây ấy trĩu quả. Màu xanh của lá, màu thẫm của cây, điểm màu vàng bao quả, lấp ló như những chiếc đèn lồng.

Áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung, người trồng bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê đang phấn khởi đón vụ quả bội thu.
Áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung, người trồng bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê đang phấn khởi đón vụ quả bội thu.

“Nhà báo thấy vườn bưởi tiềm năng không? Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, gia đình tôi đổ cả tháng trời túc trực mới được như bây giờ”. Câu nói của anh Cường ngắt ngang sự chú ý của tôi. Anh say sưa kể: “Nhà tôi hiện có hơn 400 gốc, nhưng mới chỉ 120 gốc cho quả, số còn lại mới trồng 1-3 năm. Trồng bưởi đã lâu nhưng nhiều năm liền thất bát, mấy năm nay, tôi thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung nên mới “màu mỡ” như thế. Chúng tôi đã phải tỉa bớt quả để đảm bảo chất lượng. Mùa này, tính sơ sơ, đã hơn 4.000 nghìn quả, tất cả đều phát triển tốt”. Rồi anh dẫn tôi tới “mục sở thị” cây bưởi đã hơn 25 năm tuổi, năm nào cũng thu hoạch trên chục triệu đồng. Anh nhẹ nhàng gỡ lớp bao bọc bên ngoài, để hé lộ quả bưởi da xanh ngắt, mịn màng, tròn trịa, đung đưa. Theo anh Cường, đến độ chín phải đạt 1-1,5 kg/quả, thậm chí có thể hơn.

Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Yên - Nguyễn Văn Hưng vội “khoe”: “Lộc Yên có hơn 1.000 gia đình trồng bưởi và số hộ thành công như anh Cường không hiếm. Nhờ áp dụng KHKT, bước đầu đã thành công. Cứ đà này, thời gian tới, ở Lộc Yên thu nhập của gia đình trồng bưởi ít khoảng dăm bảy chục, nhiều thì hàng trăm triệu đồng”.

Được biết, năm nay, niềm vui được mùa lan tỏa khắp vùng đất bưởi Phúc Trạch, từ Hương Đô, Phúc Trạch, đến Gia Phố, Hương Thủy, Hương Giang… Đặc biệt, Hương Trạch được xem là xã điểm, khi 100% hộ dân thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung và cho hiệu quả ngoài mong đợi.

Anh Võ Tá Phong - cán bộ kỹ thuật Trung tâm?Khuyến nông tỉnh giải thích cặn kẽ: “Thụ phấn bổ sung là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất, giúp tăng cường quá trình ra hoa, đậu quả. Quy trình này tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, cần sự đầu tư lớn về thời gian lẫn công sức. Muốn thụ phấn bổ sung đạt kết quả cao, đòi hỏi cây phải khỏe, do đó, phải tác động bằng biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc bưởi theo từng giai đoạn cụ thể: ra hoa, thụ phấn, bảo vệ quả... Vào độ cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, bưởi ra hoa cũng là lúc hành trình thụ phấn bắt đầu. Điều quan trọng là phải chọn đúng thời điểm, chọn hoa chất lượng, thực hiện đúng mật độ, chu trình… mới cho hiệu quả. Thời tiết năm nay khắc nghiệt nên phải đến lần hoa thứ 4, bà con mới thụ phấn thành công”.

Vườn bưởi cành nào cành nấy chi chít quả chính là “đáp án” của sự tác động của KHKT, trong đó nổi bật là vấn đề sử dụng các chế phẩm sinh học và thụ phấn bổ sung. Từ sau năm 1997, bưởi Phúc Trạch bắt đầu mất mùa. Người dân không còn mặn mà với bưởi, thậm chí, nhiều người đã nghĩ đến sự “khai tử” của một thương hiệu quý. Nhưng vụ hoa năm 2014, sau một quá trình dài nghiên cứu, Hương Khê áp dụng đại trà đề án thụ phấn bổ sung, cho kết quả rõ nét. Thực tế cho thấy, năm nay, gia đình nào không thụ phấn bổ sung thì cây không đậu quả. Thụ phấn bổ sung đã khắc phục được tình trạng ra hoa nhưng không đậu quả, hoặc đậu quả nhưng rụng kéo dài đã nhiều năm.

Với vai trò của KHKT, với sự nhiệt huyết, đam mê của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trên tất cả là tình yêu của người trồng bưởi, tôi tin đất Hương Khê lại trù phú bưởi như xưa, để có thêm nhiều nông dân triệu phú…

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.