Đến 2020, xây dựng 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tại dự thảo Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đến năm 2020 xây dựng 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.

Đến 2020, xây dựng 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ảnh 1

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020 hình thành các vùng sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao trên cát đạt 684,1 ha

11 khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) gồm: Khu NNCNC Thái Nguyên (vùng Đông Bắc); khu NNCNC Sơn La (vùng Tây Bắc); khu NNCNC Hải Phòng; Nam Định (vùng đồng bằng sông Hồng); khu NNCNC Thanh Hóa; Nghệ An (vùng Bắc Trung Bộ); khu NNCNC Phú Yên (vùng Duyên hải Nam Trung Bộ); khu NNCNC Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên); khu NNCNC Bình Dương (vùng Đông Nam Bộ); khu NNCNC Hậu Giang và khu NNCNC Tiền Giang (vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Dự thảo nêu rõ, trong quy hoạch chung khu NNCNC phải dành ít nhất 60% diện tích đất cho xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, xử lý chất thải và cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp.

Hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo dự thảo, hoạt động của khu NNCNC bao gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao; hoạt động sản xuất, dịch vụ và tham gia các hoạt động ươm tạo công nghệ cao lĩnh vực nông nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, đối với hoạt động khoa học và công nghệ, khu NNCNC tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, c, d, đ mục 1 điều 16 Luật Công nghệ cao.

Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đó, khu NNCNC cũng hoạt động đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; tham gia đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ trong một số chuyên ngành về sinh học, nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Với hoạt động sản xuất, dịch vụ, khu NNCNC sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; tổ chức hội trợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện dịch vụ dân sinh.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Tuệ Văn/VGP News

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.