Gặp “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2017

(Baohatinh.vn) - Đó là anh Nguyễn Thái Huy, chủ trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Hiện trang trại của gia đình chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.200 con/lứa và 700 con lợn nái ngoại. Để có được trang trại như hôm nay, anh trải qua không ít khó khăn, có lúc tưởng như đã thất bại hoàn toàn.

gap nong dan viet nam xuat sac nam 2017

Sau khi học hết phổ thông, trong khi bao bạn bè đua nhau thi vào các trường đại học, cao đẳng, hay ly hương để tìm việc làm, thì anh lại say mê với lĩnh vực chăn nuôi lợn. Theo đó, năm 1995, anh đã đầu tư nuôi 100 con lợn thịt/lứa. Bước đầu, anh rất thành công, nhưng do nuôi nhiều trong khu dân cư, ảnh hưởng đến môi trường nên không phát triển được.

Năm 2008, cấp ủy, chính quyền xã Đức Lạng tạo điều kiện về đất đai để gia đình anh chuyển khu chăn nuôi ra xa khu dân cư. Anh Huy đã mạnh dạn vay 1 tỷ đồng, cộng với số tiền tích lũy từ chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống. Do chưa có kiến thức KHKT và kinh nghiệm đối với chăn nuôi quy mô lớn nên năm đầu, 500 con lợn bị chết, thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Với bản lĩnh của một thanh niên sớm lăn lộn trên thương trường, anh tự động viên mình: Phải đứng dậy bằng chính đôi chân của mình, “thua keo này ta bày keo khác”. Thế rồi, vợ chồng anh tiếp tục vay mượn đầu tư nuôi lợn. Rút kinh nghiệm, lứa thứ 2, anh mua con giống của những cơ sở có uy tín và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin nên đàn lợn phát triển tốt. Thế nhưng, do thời gian này khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu, lạm phát và lãi suất ngân hàng trong nước tăng cao nên những năm này, lợi nhuận chỉ đủ để trả lãi vay, tiếp tục duy trì đàn lợn.

Năm 2011, Nhà nước và tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt thời cơ, anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô nuôi 100 con lợn nái ngoại và 1.000 con lợn thịt. Lần này, gia đình anh thành công ngay từ lứa đầu tiên. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 1 tỷ đồng.

Do nhu cầu cấp bách về con giống trên địa bàn nên năm 2014, anh mạnh dạn đầu tư nâng quy mô lên 700 con nái ngoại, tổng đầu tư gần 20 tỷ đồng. Anh Huy cho biết: “Nếu không có chủ trương, chính sách của Chính phủ, của tỉnh, gia đình tôi không dám và cũng không thể vay đâu ra số tiền lớn để đầu tư”. Ngoài số tiền vay, gia đình còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh và huyện. Hiện nay, mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường 1.200 con giống; mỗi năm xuất bán 1.800 con lợn thịt; tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương, với mức lương bình quân từ 5-8 triệu đồng/người/tháng.

Với những thành công đó, từ năm 2012 đến nay, anh đã được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen. Đặc biệt, năm 2015, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Mới đây, anh là người duy nhất của Hà Tĩnh được vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.