(Baohatinh.vn) - Sau nhiều tháng bị hạn hán nặng nề, các trận mưa lớn trong 2 ngày cuối tuần đã “hồi sinh” và phát triển hàng trăm ha chè nguyên liệu của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Các trận mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp trong 2 ngày cuối tuần đã khiến nhiều diện tích lúa ở Kỳ Anh ngập sâu, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất...
Song, riêng với cây chè và các loại cây ăn quả ở các xã vùng thượng thì ngược lại, hạn hán đã chấm dứt, cây trồng được bổ sung lượng nước quý giá. Toàn huyện có 294,2ha bị hạn trên tổng diện tích 403,2 ha chè; trong đó, Kỳ Thượng 95 ha, xã Kỳ Tây 33 ha, xã Kỳ Sơn 31,2 ha, Kỳ Trung 135 ha. Trận mưa lớn thực sự quý giá đối với người trồng chè vùng thượng Kỳ Anh.
Kéo dài hơn 2 ngày, lượng mưa đã giúp khôi phục 279,2 ha chè ở 4 xã vùng thượng Kỳ Anh: Kỳ Trung, Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn. (Ảnh: Xã Kỳ Thượng có 95 ha bị hạn, phần lớn diện tích đã được các trận mưa vàng "giải cứu").
Xã Kỳ Trung có 135 ha chè không chủ động nước, bị hạn. Mưa lớn đã làm các diện tích chè no nước, phần lớn diện tích dần được khôi phục.
Tuy nhiên, trong đợt nắng hạn lịch sử này, toàn huyện đã có 15,5 ha chè bị chết cháy, không còn khả năng hồi phục. Trong đó, xã Kỳ Thượng 7ha, Kỳ Tây 2,5 ha, Kỳ Trung 3,5 ha và Kỳ Sơn 2,5 ha.
Những diện tích chè khô cháy như thế này ở xã Kỳ Thượng không thể khôi phục sau 3 tháng nắng hạn kéo dài.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão Yagi (bão số 3) gây ra, nông dân Hà Tĩnh đang cấp tập thu hoạch lúa hè thu sớm ngày nào tốt ngày đó.
Ông Phan Trọng Tuấn - chủ mô hình ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khẳng định: giống lúa AYT 77 đầu tư ít, chống chịu nắng tốt, cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt...
Cựu chiến binh Trần Văn Tuyển (SN 1966, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đưa cây cà gai leo về trồng nhằm thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả.
Không kể ngày lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, từ đầu năm 2024 đến nay với người dân Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) mỗi ngày đều là ngày xây dựng nông thôn mới (NTM).
Mặc dù đang dịp lễ Quốc khánh 2/9 nhưng người dân các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn đang ra quân nâng chất, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã chú trọng phát triển cây hoa thiên lý trồng trên đất vườn đồi theo hướng hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao.
Những vạt nắng vàng như mật đổ xuống đồng ruộng làm dậy lên mùi thơm nồng nàn của lúa chín. Dẫu nhiều mệt nhọc, lắm lo toan, nhưng mùa thu hoạch năm nay lại thêm một lần bà con nông dân Hà Tĩnh hân hoan niềm vui thắng lợi.
Theo người dân "ốc đảo" Hồng Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), vụ cói năm nay được mùa hơn so với năm trước, bình quân mỗi sào cho năng suất từ 4 - 4,5 tạ (năm 2023 đạt khoảng 3,5 tạ).
Các địa phương ở Hà Tĩnh được yêu cầu chủ động, linh hoạt bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng để né tránh thiên tai, hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ đông năm 2024.
Việc phòng chống khai thác IUU tại Hà Tĩnh đạt kết quả tích cực, hiện không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, không có ngư dân bị bắt giữ vì khai thác hải sản trái phép.
Các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang kiên trì, nỗ lực để từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đường nội đồng và các hạ tầng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hưởng ứng phát động “60 ngày cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh” của Ủy ban MTTQ huyện, các đơn vị, địa phương ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ra quân với nhiều phần việc thiết thực.
Vừa khoanh vùng dập dịch, vừa chủ động phòng dịch ở các địa bàn lân cận, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi lây lan.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đang tập trung tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu năm 2024 trong niềm vui thắng lợi, phấn đấu hoàn thành trước ngày 5/9.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) là "bước đệm" giúp địa phương từng bước xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ và sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch.
Cán bộ, Nhân dân xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) đang tập trung dồn sức để hoàn thiện, củng cố và nâng cao các tiêu chí, quyết tâm đưa xã về đích NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2024.
Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Những vùng “kinh tế mới” ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) luôn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và cuốn hút. Chúng tôi vẫn gọi đây là miền quê của những người đi “vỡ đất, mở đường” thuở trước…
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, phấn đấu cơ bản hoàn thành thu hoạch trước ngày 5/9 để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra.
Liên minh HTX Hà Tĩnh cùng 14 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm, góp phần hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất kinh doanh.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục kiên trì, quyết liệt, sáng tạo trong xây dựng NTM nên 7 tháng năm 2024 đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch cả năm.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh), hiện trên địa bàn có 10 con lợn của 2 hộ dân bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đã được tiêu hủy.
Tỉnh Hà Tĩnh trích ngân sách số tiền 11,5 tỷ đồng từ nguồn chính sách nông thôn mới (NTM) để thực hiện khen thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.
Khởi nghiệp từ nuôi lươn không bùn, ngư dân Nguyễn Văn Đức ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) còn thành công khi nuôi lươn sinh sản, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giữa nao nức trời thu tháng 8, những cánh đồng ở Hà Tĩnh được phủ lên một màu vàng rực của lúa chín. Người nông dân đang hối hả thu hoạch vụ sản xuất thứ 2 trong năm với nhiều niềm vui mới.