Khẩn cấp khôi phục sản xuất vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Hơn 11.000 ha lúa bị chết và hư hỏng nặng là hậu quả của đợt rét hại lịch sử hồi cuối tháng 1. Thời vụ gieo cấy lúa xuân chỉ còn 4 ngày (đến 20/2) nữa là kết thúc. Việc hoàn thành diện tích gieo cấy theo kế hoạch đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, khẩn trương của các cấp ngành và bà con nông dân.

Đã từ rất lâu đồng ruộng Hà Tĩnh mới phải gánh chịu hậu quả nặng nề do rét như năm nay. Thống kê sơ bộ thì trong số hơn 11.000 ha lúa bị ảnh hưởng, có đến 6.379 ha lúa gieo bị chết trên 50%, 242 ha mạ xuân muộn không thể phục hồi. Nguyên nhân được các nhà chuyên môn đưa ra là do nhiệt độ giảm đột ngột, giảm sâu (có ngày còn 5 độ C- 6 độ C) kèm theo mưa to nên lúa vừa chết rét, vừa bị chết do ngập úng.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra diện tích mạ bị ảnh hưởng do rét tại xã Hà Linh (Hương Khê)

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra diện tích mạ bị ảnh hưởng do rét tại xã Hà Linh (Hương Khê)

Hương Khê là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt rét lịch sử. Trong suốt 2 ngày (24 - 25/1), bên cạnh trận rét xác lập kỷ lục thì lượng mưa đo được ở địa bàn huyện miền núi này lớn hơn những vùng khác với 63,5 mm. Rét hại, bị ngập úng do mưa lớn khiến cho nhiều diện tích không thể phục hồi.

Ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Trên địa bàn có khoảng 826 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó, 280 ha phải gieo cấy lại. Riêng tại Hà Linh có khoảng 30 - 40 ha bị ngập. Ngay lúc đó, huyện đã chỉ đạo đào mương bên cạnh ruộng thoát nước cứu lúa nhưng do nhiệt độ quá thấp, cộng với nước mặt cao nên lưu thoát chậm. Kể cả những diện tích bị chết từ 30 - 50%, không gieo cấy lại chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất vào cuối vụ”.

Toàn tỉnh có hơn 11.000 ha lúa xuân bị chết rét và hư hỏng nặng, các địa phương đang đốc thúc chỉ đạo gieo cấy lại, bổ cứu sản xuất.

Toàn tỉnh có hơn 11.000 ha lúa xuân bị chết rét và hư hỏng nặng, các địa phương đang đốc thúc chỉ đạo gieo cấy lại, bổ cứu sản xuất.

Vào những ngày giáp tết, ở nhiều địa phương, bà con lại phải đổ ra đồng gieo cấy lại diện tích bị chết. Ngay sau đợt rét, huyện Lộc Hà đã chỉ đạo bắc 110 ha mạ bổ sung. Đến thời điểm này, 1.700 ha lúa đã hoàn thành việc gieo cấy. Trong khi đó, nhiều nơi vẫn còn khá lúng túng, chủ yếu là người dân tự xoay xở.

Chị Lê Thị Quế (xóm 5, Tiến Lộc, Can Lộc) cho biết: “Nhà tôi làm 7 sào thì 4 sào bị chết phải làm lại. 28 tết tôi mới gieo xong, có điều thời tiết phức tạp thế này cũng lo lắm, chẳng biết năm nay trời có cho ăn không”. Còn anh Nguyễn Văn Thành ở Thạch Đài (Thạch Hà) lại đang hết sức lo lắng vì trà lúa gieo trước tết đã có biểu hiện chết trong khi giống bổ sung không còn: “Biết rét nhưng giống ngâm rồi không xuống không được. Sau tết kiểm tra đồng ruộng thì rễ trắng nhiều lắm. Chắc phải gieo bổ sung một ít diện tích, ngặt nỗi, giống dự trữ lại hết sạch rồi”.

Tại Thạch Hà, hiện nay còn khoảng 300 ha chưa gieo cấy. Theo cân đối thì địa phương cần ít nhất 15 tấn giống để hoàn thành diện tích.

Công ty CP Giống Hà Tĩnh đã cung ứng hơn 20 tấn giống để bà con khôi phục sản xuất.

Công ty CP Giống Hà Tĩnh đã cung ứng hơn 20 tấn giống để bà con khôi phục sản xuất.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Hiện nay, các địa phương đã gieo thẳng trên 6.800 ha và bắc bổ sung 187 ha mạ. Các địa phương cần rà soát lại diện tích, cân đối lượng giống để bổ cứu kịp thời sản xuất. Các giống bổ cứu phải có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như: P6ĐB, OM4218, SV181. Nếu gieo thẳng phải gieo thừa 10 - 15% để dự phòng, còn bắc mạ thì theo phương pháp SRI (10 - 12 ngày là cấy được)”.

Thông tin từ các công ty cung ứng, hiện các đơn vị có thể cung ứng được khoảng 88 tấn giống các loại có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Theo khuyến cáo, các địa phương chỉ nên gieo cấy lại diện tích chết trên 50%, còn lại tiếp tục theo dõi và tỉa dặm, gieo cấy bổ sung. Bà Võ Thị Hồng Minh - Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho biết: “Công ty đã cung ứng trên 21 tấn giống cho các địa phương bổ cứu sản xuất. Hiện nay, chúng tôi còn 18 tấn giống P6ĐB và OM4218, nếu có nhu cầu thì các địa phương phải đăng ký sớm để có sự cân đối hợp lý”.

Để giành vụ lúa xuân thắng lợi, hơn lúc nào hết, ngành chuyên môn, chính quyền cơ sở và bà con nông dân cần dốc sức, nhanh chân để sản xuất đảm bảo đúng cơ cấu, đúng thời vụ như kế hoạch…

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.