Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Được đầu tư hơn 600 triệu đồng, mô hình trồng ớt chuông nhà lưới, áp dụng công nghệ cao của chị Ngô Thị Hoa (SN 1972, trú thôn Bằng Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cùng con trai là anh Nguyễn Tiến Hùng bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân.

Video: Mô hình ớt chuông công nghệ cao ở Lộc Hà

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Sau nhiều năm làm công tác phụ nữ ở địa phương, năm 2021, chị Ngô Thị Hoa (SN 1972, trú thôn Bằng Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) xin nghỉ việc để có nhiều thời gian hơn chăm sóc gia đình. Đây cũng là lúc chị tìm tòi hướng đi mới phát triển kinh tế.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Nhận thấy những thuận lợi về điều kiện đất đai và ưu điểm của việc trồng cây, rau trong nhà lưới, tháng 8/2021, chị Hoa đã tìm hiểu và bắt tay đầu tư mô hình trồng ớt chuông trong nhà lưới.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Sau khi vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hà Tĩnh cũng như sự đồng hành của chính quyền địa phương, chị Hoa bắt tay vào xây dựng mô hình trồng ớt chuông trong nhà lưới với diện tích hơn 400m2.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Ớt chuông là loại cây trồng ưa khí hậu lạnh, do vậy khi trồng trong nhà lưới sẽ kiểm soát được thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp điều kiện sinh trưởng của cây, phòng chống được sâu bệnh hại. Các giống cây đều được chị Hoa nhập trực tiếp từ các nhà vườn tại Đà Lạt.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Chị Hoa chia sẻ: “Trong một lần tình cờ xem người ta trồng ớt chuông trên internet, tôi nhận thấy sự khả thi và đã dành thời gian đi Đà Lạt để học tập kinh nghiệm. Sau chuyến đi, tôi tiếp tục tham khảo các kỹ sư nông nghiệp rồi mới bắt tay vào làm. Hiện gia đình tôi đã có hơn 1.400 gốc cây ớt chuông các loại”.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Toàn bộ khu nhà lưới của chị Hoa sử dụng hệ thống tưới giàn nhỏ giọt và phân bón hòa tan hữu cơ chất lượng cao. Tuy giá thành cao gấp 3 lần nhưng giảm được chi phí chăm sóc và mức độ độc hại, năng suất cao hơn 30% so với phương thức canh tác truyền thống.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Mỗi cây ớt chuông được trồng trong một bầu giá thể bằng xơ dừa, dưới nền được lót bạt để tránh mầm bệnh. Xơ dừa trong nhà kính là do chị tự xử lý bằng cách ngâm nước từ 10 - 15 ngày để xả chất chát, dùng vôi để diệt nấm mốc, vi khuẩn

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong, chị Hoa còn bôi các nguyên liệu chống sâu bệnh xâm nhập vào cuống cây để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của các cây sau.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Sau hơn 4 tháng trồng thử nghiệm, đến nay, cây ớt chuông của gia đình chị đã thu hoạch lứa đầu tiên, bước đầu cho chất lượng quả to, đều và hương vị ngọt hăng. Ớt chuông có vòng đời khoảng 1 năm, trong đó, 7 tháng thu hoạch được trái. "Một cây ớt chuông có thể cho thu hoạch trong vòng 7 tháng, với 5 - 7 kg quả; ước tính, trung bình một cây cho thu nhập 100.000 đồng. Với hơn 1.400 gốc, dự tính vườn ớt chuông thu về vài trăm triệu đồng/năm. Trừ chi phí sản xuất, gia đình thu lãi gần 80 triệu đồng" - chị Hoa cho biết thêm.

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Ngoài trồng ớt chuông, chị Hoa còn bắt tay vào trồng 2.000 gốc dưa lưới với diện tích 600 m2, hi vọng cho lợi nhuận gần 80 triệu đồng

Mát mắt vườn ớt chuông công nghệ cao của nông dân Hà Tĩnh

Ông Phan Văn Đức - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Châu (Lộc Hà) cho biết: “Qua theo dõi, bước đầu, mô hình trồng ớt chuông của gia đình chị Hoa phát triển rất tốt. Sau vụ thu hoạch này, chúng tôi sẽ có kế hoạch tổ chức hội thảo với mục tiêu nhân rộng mô hình. Hội Nông dân xã cũng đã kết nối với nhiều cửa hàng để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm cho gia đình chị Hoa, tạo động lực thúc đẩy mô hình tiếp tục mở rộng sản xuất”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast