Mỏi tay "hái" tiền tỷ trên vùng đất cát bạc màu ven biển

(Baohatinh.vn) - Từ những đồi cát bạc màu ven biển, những ông chủ, bà chủ chân đất ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã từng bước xanh hóa “sa mạc cát” bằng những luống rau, củ, quả. Và họ đã thu được tiền trên môi trường sinh thái tự tạo này với tham vọng được gắn kết dài lâu và bền vững hơn.

Càng ngày hiệu quả càng cao

Dọc bên tuyến đường ven biển chạy về Thiên Cầm, đoạn qua xã Cẩm Hòa, nhìn về bên phải sẽ bắt gặp một màu xanh miên man trên những đồi cát trắng. Đó chính là màu của những luống rau, củ, quả được HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung, HTX Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu làm nên.

moi tay hai tien ty tren vung dat cat bac mau ven bien

Các HTX trồng rau, củ phục vụ thị trường sau tết Nguyên đán.

Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà chân đi ủng thoăn thoắt giữa rừng rau, hết thu tiền của người này lại giao hàng cho người khác. Chị vui vẻ: “Vụ đông xuân năm nay thắng lớn. Thời tiết thuận lợi và rau cũng được giá, không đủ cung ứng cho thị trường”…

Bắt đầu khai hoang vùng cát trắng năm 2014 theo dự án của tỉnh, với diện tích 10,5 ha, HTX Hà Trung đã phải đối mặt với nhiều khó khăn; cũng đã từng thất bại. Tuy nhiên, ngày càng dày thêm kinh nghiệm nên hoạt động sản xuất càng mang lại hiệu quả cao. Những năm gần đây, doanh thu HTX lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.

“Trước đây không biết cứ trồng đại trà, có những năm cả chục tấn rau cải phải để cho trổ hoa hết. Nhưng giờ đã làm chủ được kỹ thuật và nắm rõ nhu cầu thị trường nên có thể làm cuốn chiếu. Chẳng hạn, vụ đông năm nay, chủ lực vẫn là cải củ, cà rốt. Đến thời điểm này đã thu hoạch gần xong, lại tập trung thu hoạch hành tăm. Còn dưa chuột thì trồng quanh năm… Về thị trường tuy chưa có liên kết ổn định nhưng không lo vì như thời điểm hiện tại vẫn không đủ để cung cấp cho các lái buôn trong vùng” - chị Việt Hà khẳng định.

Thắng lợi lớn nên HTX nào cũng khí thế trong hoạt động sản xuất. Ông Trần Viết Chu - Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu hào hứng: “Mỗi năm trồng 2 vụ cải và 2 vụ dưa. Với diện tích 3 ha của HTX cho thu nhập ít nhất cũng trên 500 triệu đồng/năm”.

moi tay hai tien ty tren vung dat cat bac mau ven bien

Ông Trần Viết Chu – Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu: “Một luống cải như thế này cho thu về 3 triệu bạc trở lên, nói thì người nông dân không ai tin"

Cần cơ chế bền vững hơn

Càng làm càng có thêm kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế cao hơn và thêm đam mê, gắn bó. Ông Trần Viết Chu chia sẻ: “Giờ không chỉ làm kinh tế nữa mà còn là niềm vui, đam mê. Riêng bà nhà ông giờ như một kỹ sư. Sáng sớm, bà đã ra trang trại, mân mê giữa những luống rau, củ, quả. Vui nhất nữa là tạo việc làm cho người dân địa phương. Có những người trước đây không biết làm gì vì do tuổi cao đi đâu xin việc cũng khó, nhưng làm việc cho HTX mức lương ổn định 4,5 triệu đồng/tháng; có người còn gửi được tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất bây giờ đó là thời hạn giao đất quá ngắn (5 năm) nên không dám đầu tư. Chúng tôi mong tỉnh, huyện có chính sách mở hơn, tạo điều kiện cho HTX được đầu tư bền vững”.

Cùng chung nỗi niềm, Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà cũng cho rằng, thời hạn giao đất quá ngắn nên HTX chưa dám đầu tư lớn. Hiện HTX tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng (chưa kể làm thêm). Riêng vào thời vụ thì thu hút từ 50-60 lao động. HTX đã khẳng định được tính hiệu quả trên mọi phương diện, vì vậy, mong tỉnh và huyện quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để HTX có thể tập trung đầu tư “dài hơi” hơn.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.