“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trận “mưa vàng” từ đêm 6/7/2021 đến nay đã “cứu nguy” cho gần 50 nghìn ha rừng, gần 1.000 ha hoa màu và hơn 2.600 ha cam đang thời kỳ rộ quả ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Thanh Hoài ở thôn 4 (xã Thọ Điền) tranh thủ trời ngớt mưa ra chăm sóc vườn cam rộng hơn 1 ha của gia đình.

Ông Nguyễn Thanh Hoài ở thôn 4 (xã Thọ Điền) cho biết: "Để giúp hơn 1 ha cam của gia đình phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, từ đầu mùa nắng, gia đình tôi đã đầu tư gần 50 triệu đồng lắp đặt hệ thống ống tưới để lấy nước từ các ao hồ xung quanh về giải nhiệt cho vườn cây ăn quả.

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Trận mưa giúp cho các sông suối, hồ đập bổ sung nguồn nước để cung cấp nước tưới cho cây trồng.

Tuy nhiên, đợt nắng gắt kéo dài hơn một tháng qua đã khiến các kênh mương, hồ đập xung quanh vườn nhà gần như cạn nước, gia đình và các hộ làm vườn khác trên địa bàn rất lo lắng, vì nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ. Nhưng rất may, trận “mưa vàng” từ ngày 6/7/2021 đến nay, đã kịp thời, xóa tan nỗi lo cho gia đình. Sau trận mưa này, cam, bưởi sẽ phát triển tốt hơn và đảm bảo được năng suất cuối vụ".

Ông Hoài cho biết thêm, cam là loại cây trồng có khả năng chịu hạn kém, mùa hè là giai đoạn để cây phát triển, tích nước trong quả nên nếu không đủ nguồn nước tưới dưỡng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sản lượng.

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Bà Hoàng Thị Lan (thôn Hương Thọ, xã Đức Hương) tranh thủ ra đồng đắp bờ, giữ lại nguồn nước để dưỡng lúa .

Bà Hoàng Thị Lan (thôn Hương Thọ, xã Hương Minh) chia sẻ: “Hơn 1 tháng nay, thời tiết nắng gắt khiến 7 sào lúa của gia đình tôi chậm phát triển và bị vàng lá. Vì ruộng xa ao hồ, thủy lợi nên cơn mưa kéo dài từ đêm 6/7 đến nay đã cung cấp nước kịp thời cho cây lúa, mang lại nguồn tưới dưỡng quý giá giúp cây lúa phát triển nhanh hơn. Trận mưa không chỉ giúp cây trồng phục hồi nhanh mà bản thân tôi cũng thấy dễ chịu”.

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Những cánh đồng lúa ở Vũ Quang mướt xanh trở lại sau trận “mưa vàng”.

Bà Lan cũng cho biết thêm, vào những ngày thời tiết nắng nóng dẫu nước có bơm được về chân ruộng cũng mất rất nhiều thời gian để ngấm đồng, xõa được mặt ruộng. Có được nguồn nước tưới tự nhiên sẽ làm giảm được áp lực nước tưới từ các công trình, vì thế mà bà con cũng đỡ vất vả hơn trong khâu lấy nước.

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đón “mưa vàng”, người dân Vũ Quang tập trung ra đồng chăm sóc ngô, đậu.

Thời điểm này, hầu hết bà con nông dân trên địa bàn Vũ Quang đều đang tranh thủ trời mưa, tập trung ra đồng lấy nước, đồng thời đắp bờ để tránh thất thoát nước phục vụ lúa làm đòng. Trên các cánh đồng ngô, đậu..., người dân cũng đang nhanh tay đón những hạt “mưa vàng” để làm cỏ, vun gốc và bón phân..

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Mưa cũng đã làm tăng độ ẩm, hạ nhiệt, giúp giảm nguy cơ cháy rừng trên địa bàn Vũ Quang.

Ngoài giúp cây ăn quả và hoa màu phục hồi, trận “mưa vàng” cũng đã giúp gần 50.000 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Vũ Quang giảm nguy cơ xảy ra cháy rừng sau đợt nắng nóng kéo dài.

Cơn mưa hiếm hoi xuất hiện trên địa bàn Vũ Quang kể từ đầu mùa khô đến nay không chỉ giúp bổ sung nguồn nước dự trữ dưới hàng trăm tuyến kênh, mương trong khu vực các lâm phần, mà còn có tác dụng gia tăng độ ẩm dưới chân rừng, góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô năm nay.

“Mưa vàng” giải hạn nhiều diện tích cây trồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Tất cả các loại cây trồng như được hồi sinh sau trận "mưa vàng”.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Nguyễn Trường Thọ cho biết: "Nắng nóng kéo dài đã khiến cho hơn 2.600 ha cam đang thời kỳ rộ quả, gần 400 ha lúa, 600 ha đậu, ngô trên địa bàn bị ảnh hưởng khá nhiều, rất cần nguồn nước tưới, đặc biệt, gần 50 nghìn ha rừng trên địa bàn luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng trong những ngày nắng nóng.

Trận mưa từ đêm 6/7 đến ngày 7/7 là nguồn nước rất quý, góp phần làm ẩm đất, cây trồng có điều kiện phục hồi, giảm nguy cơ cháy rừng. Cùng với giải nhiệt cho cây trồng, lượng mưa cũng đã giúp cho các sông suối, hồ đập bổ sung nguồn nước cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, khôi phục lại các diện tích cây nông nghiệp trước nguy cơ chết vì nắng nóng”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.