Nâng cao nhận thức cho nông dân Hà Tĩnh về xây dựng chuỗi sản phẩm

(Baohatinh.vn) - Chiều 18/10, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với đoàn giám sát đánh giá thường niên của Tổ chức IFAD để nghe báo cáo kết quả Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh (SRDP Hà Tĩnh) năm 2017.

nang cao nhan thuc cho nong dan ha tinh ve xay dung chuoi san pham

Từ ngày 9/10 – 18/10, đoàn giám sát đánh giá thường niên của IFAD phối hợp với Ban Điều phối dự án tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc các với sở, ngành liên quan và 10 xã thuộc 6 huyện thụ hưởng dự án.

Theo báo cáo kết quả giám sát đánh giá, dự án đã có tiến độ đáng kể và được đẩy nhanh so với cùng kỳ năm trước; từng bước thay đổi hạ tầng và nâng cao nhận thức của người dân Hà Tĩnh về xây dựng chuỗi sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp…

nang cao nhan thuc cho nong dan ha tinh ve xay dung chuoi san pham

Chủ tịch Hội LHPN Dương Thị Hằng cho rằng, dự án đã góp phần quan trọng trong giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao nhận thức cho người dân.

Tính đến ngày 30/9/2017, tổng mức giải ngân vốn vay IFAD và vốn ủy thác đạt 15,228 triệu USD, đạt 66%. Chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được 70% mức vốn cam kết đối với dự án và các đối tượng hưởng lợi đã đáp ứng 34% phần vối đối ứng theo yêu cầu.

nang cao nhan thuc cho nong dan ha tinh ve xay dung chuoi san pham

Chủ tịch Hội Nông dân Trần Đình Gia: Thay đổi nhận thức của người dân trong thực hiện chuỗi sản phẩm, nhất là cách làm lấy nông dân dạy nông dân là hoạt động rất hữu ích của dự án đối với Hà Tĩnh.

Tại cuộc họp, đoàn giám sát lưu ý Ban Điều phối dự án SRDP Hà Tĩnh chú trọng đến mục tiêu giảm nghèo; triển khai và nhân rộng hoạt động đầu tư nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường chuyển giao công nghệ thành công cho nhiều tiểu nông hộ hơn; đẩy nhanh tốc độ thực hiện PPP…

Dự án SRDP tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình có hiệu lực từ ngày 27/11/2013, với mục đích nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương của các hộ nghèo nông thôn một cách bền vững. Dự án đầu tư vào các mô hình phát triển nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo công bằng xã hội; thúc đẩy liên kết thị trường phù hợp với người nghèo, phát triển các chuỗi giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh tại nông thôn.

Tổng chi phí của dự án cho 2 tỉnh là 46,2 triệu USD. Tại Hà Tĩnh, dự án được thực hiện tại 50 xã thuộc 10 huyện.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast