Người chăn nuôi Hà Tĩnh thận trọng tái đàn "đón" Tết

(Baohatinh.vn) - Hiện là thời điểm thích hợp cho người chăn nuôi Hà Tĩnh tái đàn sản xuất để phục vụ nhu cầu thị trường tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tuy nhiên, giá lợn hơi vẫn đang ở mức thấp nên người chăn nuôi không dám mạo hiểm đầu tư lứa mới.

nguoi chan nuoi ha tinh than trong tai dan don tet

Giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi không mặn mà tái đàn vào dịp cuối năm.

Năm nay, tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh rất ảm đạm. Mặc dù đây đang là thời điểm tái đàn chuẩn bị cho thị trường cuối năm nhưng nhiều trang trại, hộ chăn nuôi cũng chỉ dám nuôi cầm chừng.

Anh Nguyễn Xuân Thái - chủ hộ trang trại chăn nuôi lợn (thôn Bắc Tân Dân, xã Tùng Lộc, Can Lộc) cho biết: “Quy mô trang trại 60 con lợn/lứa, mỗi năm 3 lứa nhưng thời điểm này, tôi không dám tái đàn để phục vụ thị trường tết. Nguyên do là giá lợn vẫn còn “bấp bênh”, hơn nữa, lứa nuôi trước lỗ hơn 200 triệu đồng nên giờ “cụt” vốn, không dám vay mượn để đầu tư. Hiện cả trang trại chỉ còn lại 10 con lợn.

Không chỉ các trang trại vừa và nuôi nông hộ mà các trang trại chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty Chăn nuôi Mitraco cũng hết sức khó khăn do giá cả giảm sút. Ông Nguyễn Nghĩa - Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Can Lộc cho hay: Trên địa bàn có 7 trang trại liên kết, trong đó, 3 trang trại của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam có quy mô 2.400 con/lứa nhưng hiện tại, bình quân mỗi trại chỉ xấp xỉ 800 con/lứa. Thực trạng trên làm cho tổng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm 11.000 con so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chủ trang trại thì hiện nay, giá lợn hơi vẫn thấp, chỉ còn từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, các hộ nuôi như ngồi trên lửa, chưa mạnh dạn tái đàn sản xuất. Theo chị Nguyễn Thị Thơ - chủ hộ chăn nuôi lợn ở thôn Trung Trạm, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) thì khi nào giá lợn tăng lên khoảng 35.000 - 36.000 đồng/kg, người chăn nuôi mới có lãi. Với giá hiện tại thì dù nuôi bằng phương thức nào, trung bình mỗi con lợn người nuôi cầm chắc thua lỗ từ 200.000 - 700.000 đồng là thấp nhất. Vì vậy, chị Thơ chưa mặn mà tái đàn dịp cuối năm nhưng vẫn nuôi hy vọng giá tăng để người nuôi lợn có thể tái đàn, tiếp tục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Như thường lệ, bắt đầu từ tháng 10 - 11 hàng năm là thời điểm người chăn nuôi lợn tăng đàn từ 20 - 30% để phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, nhiều chuồng trại bỏ trống, người nuôi đầu tư cầm chừng, không dám tăng đàn vì sợ lỗ. Giá lợn hơi giảm kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của người chăn nuôi.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trần Hùng cho rằng: Giá thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, người dân bị thua lỗ kéo dài nên ngại tái đàn. Chi cục khuyến cáo người dân phải chăn nuôi theo hướng an toàn (VietGAHP, GAHP), tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng tốt nhưng phải giảm giá thành và sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

“Ngành nông nghiệp tiếp tục rà soát và triển khai các chính sách chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh nhằm hỗ trợ người dân. Ngoài ra, phối hợp các ngành chức năng xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho người chăn nuôi” - ông Hùng cho biết thêm.

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.