Người chăn nuôi Hà Tĩnh thận trọng tái đàn "đón" Tết

(Baohatinh.vn) - Hiện là thời điểm thích hợp cho người chăn nuôi Hà Tĩnh tái đàn sản xuất để phục vụ nhu cầu thị trường tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tuy nhiên, giá lợn hơi vẫn đang ở mức thấp nên người chăn nuôi không dám mạo hiểm đầu tư lứa mới.

nguoi chan nuoi ha tinh than trong tai dan don tet

Giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi không mặn mà tái đàn vào dịp cuối năm.

Năm nay, tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh rất ảm đạm. Mặc dù đây đang là thời điểm tái đàn chuẩn bị cho thị trường cuối năm nhưng nhiều trang trại, hộ chăn nuôi cũng chỉ dám nuôi cầm chừng.

Anh Nguyễn Xuân Thái - chủ hộ trang trại chăn nuôi lợn (thôn Bắc Tân Dân, xã Tùng Lộc, Can Lộc) cho biết: “Quy mô trang trại 60 con lợn/lứa, mỗi năm 3 lứa nhưng thời điểm này, tôi không dám tái đàn để phục vụ thị trường tết. Nguyên do là giá lợn vẫn còn “bấp bênh”, hơn nữa, lứa nuôi trước lỗ hơn 200 triệu đồng nên giờ “cụt” vốn, không dám vay mượn để đầu tư. Hiện cả trang trại chỉ còn lại 10 con lợn.

Không chỉ các trang trại vừa và nuôi nông hộ mà các trang trại chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty Chăn nuôi Mitraco cũng hết sức khó khăn do giá cả giảm sút. Ông Nguyễn Nghĩa - Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Can Lộc cho hay: Trên địa bàn có 7 trang trại liên kết, trong đó, 3 trang trại của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam có quy mô 2.400 con/lứa nhưng hiện tại, bình quân mỗi trại chỉ xấp xỉ 800 con/lứa. Thực trạng trên làm cho tổng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm 11.000 con so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chủ trang trại thì hiện nay, giá lợn hơi vẫn thấp, chỉ còn từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, các hộ nuôi như ngồi trên lửa, chưa mạnh dạn tái đàn sản xuất. Theo chị Nguyễn Thị Thơ - chủ hộ chăn nuôi lợn ở thôn Trung Trạm, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) thì khi nào giá lợn tăng lên khoảng 35.000 - 36.000 đồng/kg, người chăn nuôi mới có lãi. Với giá hiện tại thì dù nuôi bằng phương thức nào, trung bình mỗi con lợn người nuôi cầm chắc thua lỗ từ 200.000 - 700.000 đồng là thấp nhất. Vì vậy, chị Thơ chưa mặn mà tái đàn dịp cuối năm nhưng vẫn nuôi hy vọng giá tăng để người nuôi lợn có thể tái đàn, tiếp tục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Như thường lệ, bắt đầu từ tháng 10 - 11 hàng năm là thời điểm người chăn nuôi lợn tăng đàn từ 20 - 30% để phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, nhiều chuồng trại bỏ trống, người nuôi đầu tư cầm chừng, không dám tăng đàn vì sợ lỗ. Giá lợn hơi giảm kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của người chăn nuôi.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trần Hùng cho rằng: Giá thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, người dân bị thua lỗ kéo dài nên ngại tái đàn. Chi cục khuyến cáo người dân phải chăn nuôi theo hướng an toàn (VietGAHP, GAHP), tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng tốt nhưng phải giảm giá thành và sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

“Ngành nông nghiệp tiếp tục rà soát và triển khai các chính sách chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh nhằm hỗ trợ người dân. Ngoài ra, phối hợp các ngành chức năng xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho người chăn nuôi” - ông Hùng cho biết thêm.

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.