Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

(Baohatinh.vn) - Để chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết mưa rét, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều biện pháp chăm sóc đối với đàn vật nuôi.

Gia đình ông Đinh Văn Sơn (thôn 1, xã Quang Thọ) nuôi 5 con trâu, thường thả rông trên đồi núi. Những ngày này do thời tiết chuyển rét, ông đã chủ động lùa về nuôi nhốt trong chuồng.

Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

Ông Đinh Văn Sơn (thôn 1, xã Quang Thọ) dùng bạt chắn gió lạnh cho đàn vật nuôi.

Ông Sơn cho biết: “Nhiệt độ xuống thấp dễ khiến đàn trâu bị nhiễm bệnh, xuống cân nếu chăn thả trên các đồi núi. Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho đàn vật nuôi, tôi đã mua bạt về che chắn xung quanh chuồng trại. Ban đêm, còn đốt lửa sưởi ấm và cho ăn thức ăn khô đã được dự trữ từ trước. Cách làm này đã giúp đàn trâu của gia đình được khỏe mạnh”.

Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

Nhờ chăm sóc tốt nên đàn trâu của ông Sơn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Quang Thọ là một trong những địa phương chăn nuôi gia súc phát triển mạnh nhất ở Vũ Quang, với tổng đàn trâu bò gần 2 nghìn con, đàn lợn gần 3 nghìn con. Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọ cho biết: “Diện tích của xã chủ yếu là đồi núi, khi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, chúng tôi đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động củng cố, che chắn chuồng trại cẩn thận. Đặc biệt, trong những ngày rét đậm, địa phương vận động người chăn nuôi đốt thêm củi, trấu để sưởi ấm; tuyệt đối không chăn dắt, thả trâu bò khi nền nhiệt dưới 13 độ C; dự trữ thêm rơm khô, thức ăn thô xanh cho trâu bò… để đàn vật nuôi đủ thức ăn trong những ngày giá rét”.

Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

Việc che chắn chuồng trại cẩn thận, vệ sinh thường xuyên sẽ giúp đàn vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Nhân (thôn 2 - Văn Giang, xã Đức Giang) đang chăm sóc đàn bò 4 con của gia đình.

Không chỉ ở xã Quang Thọ, thời điểm này, người dân tại các địa phương trên địa bàn Vũ Quang cũng đều chủ động triển khai nhiều biện pháp chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình. Việc tích trữ thức ăn, giữ ấm chuồng trại, không chăn thả trên các triền núi... được bà còn thực hiện đầy đủ, cẩn thận.

Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

Nhờ chủ động được nguồn thức ăn khô từ trước nên gia đình chị Nguyễn Thị Hưng (thôn 2, xã Thọ Điền) không lo đàn vật nuôi thiếu ăn trong những ngày nuôi nhốt tại nhà.

Theo chị Nguyễn Thị Hưng (thôn 2, xã Thọ Điền), gia đình chị nuôi 8 con trâu, khi nắm được thông tin không khí lạnh tăng cường, gia đình đã đưa đàn trâu đang chăn thả ngoài bãi về chăm sóc tại nhà.

Chị Hưng chia sẻ: “Chăn nuôi trâu là nguồn thu nhập chính của gia đình, tài sản có giá trị rất lớn nên phải chăm sóc cẩn thận. Do vậy, khi trời chuyển rét, tôi đã căng bạt chắn gió, trữ rơm, ngô và trồng thêm cỏ voi để làm thức ăn tươi cho đàn trâu; thực hiện tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Nếu không có gì thay đổi thì khoảng 20/12 (âm lịch) sắp tới, gia đình có thể xuất bán 3 con trâu thịt, thu về khoảng 100 triệu đồng".

Người dân miền núi Hà Tĩnh sớm lo phòng rét cho đàn vật nuôi

Người dân Vũ Quang trồng thêm cỏ voi để chăm sóc đàn vật nuôi trong những ngày rét đậm.

Được biết, những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ trên địa bàn huyện Vũ Quang xuống thấp, khoảng 14 - 15 độ C, mức nhiệt này thấp hơn khu vực đồng bằng khoảng 3 - 4 độ C, khiến đàn vật nuôi phải tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc các dịch bệnh truyền nhiễm và chết rét cao. Vì vậy, Phòng NN&PTNT huyện đã hướng dẫn cho bà con tập trung chống rét, chống đói cho đàn vật nuôi để đảm bảo nguồn thu dịp cuối năm.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Toàn huyện Vũ Quang hiện có hơn 15 nghìn con trâu bò, 33 nghìn con lợn. Để đảm bảo đàn vật nuôi phát triển và sinh trưởng tốt trong những ngày trời chuyển rét, phòng đã hướng dẫn các địa phương tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét, chống dịch cho đàn đàn vật nuôi như: không chăn thả trên các sườn đồi, đốt thêm củi vào ban đêm để sưởi ấm... Đặc biệt, dự trữ thức ăn khô, đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh, khoáng, vitamin, cho uống nước ấm để tăng cường sức khỏe cho gia súc”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.