Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

(Baohatinh.vn) - Ngoài phục vụ tưới tiêu, việc vận hành trạm bơm thủy lợi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thế nhưng, hiện hầu hết trạm bơm thủy lợi ở Hà Tĩnh đã được đầu tư xây dựng từ lâu, đang trong quá trình xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Hình ảnh xập xệ, hoang tàn của một trạm bơm thủy lợi ở xã Thiên Lộc (Can Lộc)

Cũng như nhiều trạm bơm khác, trạm bơm số 2 và số 3 xã Sơn Trung (Hương Sơn) đã được xây dựng cách đây hàng chục năm và nhiều năm vận hành trong tình trạng đã xuống cấp. Cá biệt, có những thời điểm 2 trạm bơm này chỉ còn lại hệ thống ống hút và ống xả, không có cả bệ máy mà chỉ được thiết kế tạm thời. Thế nhưng, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên đến nay xã chỉ mới bố trí kinh phí khắc phục được trạm số 2, còn trạm số 3 đành phải sửa chữa tạm để vận hành...

Tương tự, Trạm bơm Linh Cảm (do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý) cũng đã có "thâm niên" làm việc lên đến 55 năm nhưng vẫn chưa được “nghỉ hưu”. Để trạm bơm công suất 60.000m3/giờ này hoạt động an toàn, doanh nghiệp đã phải bố trí những công nhân có kinh nghiệm, tay nghề tốt, luôn làm việc tận tụy để sẵn sàng “bắt bệnh” khi có sự cố. Ngoài ra, để đảm bảo công suất hoạt động 85% và giảm chi phí tiền điện thì đơn vị cũng đã chủ động nguồn nước, thường xuyên thay thế hoăc duy tu bão dưỡng và tăng giờ công ca ba (bơm lúc nửa đêm)...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Trạm bơm Ghềnh ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) cũng đang xuống cấp và luôn trong tình trạng ngổn ngang, bề bộn...

Ngoài ra, còn có nhiều nhà trạm rất tạm bợ như ở Đức Thịnh, Đức Hoà, Đức Diên, Đức Thanh (Đức Thọ); trạm bơm Ba Gia, Trạm bơm Họ Vũ, hệ thống trạm bơm Thanh Lộc (Can Lộc); trạm bơm Đồi Cao, Làng Bảng, Cồn Đồng, Đồng Tùng (TX Hồng Lĩnh) và nhiều nơi khác...

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài trạm bơm Linh Cảm, công ty hiện đang quản lý và khai thác 20 trạm bơm khác. Các trạm bơm này đều đã đầu tư xây dựng từ lâu, cái mới nhất cũng đã đưa vào hoạt động khoảng 20 năm. Để đảm bảo công suất, phục vụ đủ nước sản xuất cho hơn 5.100 ha trên địa bàn 6 huyện phía Bắc, hàng năm công ty đã bố trí khoảng 500 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng. Các thiết bị hư hỏng nặng hoặc quá lỗi thời thì được thay thế dần, không để xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Hình ảnh ống xả tạm bợ, xuống cấp của trạm bơm thôn Ích Mỹ, xã ích Hậu (Lộc Hà)

Hiện nay, Hà Tĩnh đang có 455 trạm bơm, trong đó hệ thống trạm bơm nhỏ tưới dưới 200ha do các tổ hợp tác dùng nước quản lý lên đến 352 trạm. Theo thiết kế, hệ thống trạm bơm này phục vụ tưới cho 38.515 ha, song do xây dựng từ lâu, đang trong quá trình xuống cấp nên không phát huy được công suất, hiệu quả của công trình và chỉ tưới được gần 65% công suất thiết kế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.