Nông dân Cẩm Xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi chạch sụn

(Baohatinh.vn) - Anh Nguyễn Hữu Trung (SN 1984, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mạnh dạn nuôi thử chạch sụn - một loài còn khá mới tại địa phương. Sau hơn 4 tháng chăm sóc, chạch phát triển tốt và đã đến kỳ xuất bán.

Nông dân Cẩm Xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi chạch sụn

Ao nuôi chạch sụn có diện tích hơn 1.000 m2 của gia đình anh Nguyễn Hữu Trung.

Với ao rộng hơn 1.000 m2 của gia đình, ban đầu anh Nguyễn Hữu Trung (thôn Bình Vinh, xã Cẩm Bình) chọn nuôi các loại cá truyền thống nhưng hiệu quả không cao.

Qua tìm hiểu, anh Trung nhận thấy chạch sụn là loài có thịt thơm ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả ổn định. Hơn nữa, chạch thích ứng với đa dạng môi trường sống, rất dễ nuôi. Tuy nhiên, trong vùng chưa có hộ nào nuôi chạch sụn nên anh cũng khá băn khoăn khi đầu tư nuôi loài cá da trơn này.

Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở nuôi chạch sụn thành công ở Hà Nam, đầu tháng 2/2023, anh Trung quyết định mua gần 20 vạn con giống về thả nuôi trên diện tích hơn 1.000 m2.

Sau hơn 4 tháng nuôi, tỷ lệ chạch sống đạt trên 70%, đã đến kỳ xuất bán, trọng lượng đạt 40-50 con/kg, sản lượng ước đạt hơn 1,4 tấn. Với giá bán 100 nghìn đồng/kg, lứa nuôi này anh Trung dự kiến thu hơn 140 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, đạt lợi nhuận gần 70 triệu đồng.

Nông dân Cẩm Xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi chạch sụn

Sau hơn 4 tháng thả nuôi, chạch sụn đạt trọng lượng 40-50 con/kg.

Chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chạch sụn, anh Trung cho biết, cần tuyển chọn những con giống đảm bảo chất lượng, kích cỡ đồng đều, không bị bệnh. Trước khi thả giống phải loại bỏ hết các loại cá tạp, tránh chúng tranh thức ăn của chạch.

Nuôi chạch sụn trong ao không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải chăm sóc theo đúng quy trình. Khác với cá chạch trong tự nhiên thường sinh sống dưới bùn, chạch sụn có tập tính nổi lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Nông dân Cẩm Xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi chạch sụn

Chạch sụn có thịt thơm ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao.

Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên quá trình nuôi chạch sụn không quá vất vả, chỉ cần lưu ý cho ăn đúng giờ. Chạch có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên cho ăn từ 1 đến 2 lần/ngày và chủ yếu vào chiều tối. Thức ăn chính của chạch sụn là cám gạo và thức ăn phù du.

Yêu cầu quan trọng nhất trong nuôi thả chạch sụn là phải đảm bảo yếu tố môi trường và chất lượng nước để chạch phát triển ổn định. Tùy từng thời điểm sinh trưởng, người nuôi cung cấp lượng thức ăn phù hợp, không quá dư thừa làm thay đổi môi trường ao nuôi.

Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp bảo vệ chạch sụn, đặc biệt là trước các loài chim, chuột... săn mồi vào ban đêm. Anh Trung cho biết, hiện nay, cá chạch sụn được thị trường khá ưa chuộng. Vì vậy, ngoài cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh, nhiều lái buôn, người tiêu dùng còn tìm đến tận nhà để hỏi mua.

Qua khảo sát mô hình nuôi cá chạch sụn của anh Nguyễn Hữu Trung cho thấy, loài này phát triển tốt, phù hợp điều kiện đồng đất, dòng nước cũng như khí hậu của địa phương.

Sau khi mô hình của anh Trung xuất bán cho kết quả tốt, địa phương sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những hộ có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện để nhân rộng. Qua đó, nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở địa phương.

Ông Nguyễn Thiên Toàn
Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.