Quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở NN&PTNT kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với các tàu cá đủ điều kiện.

Thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành công điện về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 đến Việt Nam.

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra của EC sang thanh tra lần thứ 4 từ ngày 10/10 đến 18/10/2023. Để chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển tập trung cao độ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp mạnh chống khai thác IUU, đặc biệt trong thời gian Đoàn thanh tra EC làm việc tại Việt Nam, tuyệt đối không để xảy ra vi phạm khai thác IUU.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Các địa phương cần khẩn trương hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với các tàu cá đủ điều kiện

Cụ thể, Sở NN&PTNT kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với các tàu cá đủ điều kiện (nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ đăng kiểm đạt thấp như: Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh, cử cán bộ chuyên môn trực tiếp làm việc hướng dẫn, đôn đốc các địa phương này tổ chức thực hiện); cập nhật số liệu trên hệ thống VnFishbase đảm bảo số liệu tàu cá phải khớp, thống nhất giữa báo cáo của địa phương và trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VnFishbase), thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong thời gian làm việc với Đoàn Thanh tra của EC.

Tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi, giám sát tàu cá trên hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo 100% tàu cá phải duy trì kết nối thiết bị VMS từ lúc rời cảng đến khi cập cảng. Khi phát hiện các trường hợp mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển... phối hợp với các địa phương, lực lượng chức năng, liên lạc với thuyền trưởng yêu cầu tuân thủ quy định về VMS, tuyệt đối không để tàu cá vượt ranh giới trên biển.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đảm bảo kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển; đảm bảo 100% tàu cá cập cảng chỉ định, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương; tuân thủ quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản; đảm bảo hồ sơ, biên bản kiểm tra, giám sát được thực hiện tuân thủ quy trình theo quy định, có sự kiểm tra đối chiếu với dữ liệu giám sát tàu cá (VMS), thống nhất số liệu kiểm soát tàu cá giữa lực lượng biên phòng và cảng cá tại địa phương; xác minh đảm bảo tàu cá của tỉnh khác cập cảng làm xác nhận nhưng thực hiện chứng nhận tại tỉnh khác không vi phạm IUU.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Sở NN&PTNT phải tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi, giám sát tàu cá trên hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo 100% tàu cá phải duy trì kết nối thiết bị VMS từ lúc rời cảng đến khi cập cảng.

Tại các cảng cá phải đảm bảo duy trì vệ sinh sạch sẽ, tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản khai thác phải đảm bảo vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bố trí địa điểm, cán bộ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, khả năng trình bày báo cáo trong thời gian đoàn thanh tra của EC làm việc; rà soát, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ cả bản giấy và trên phần mềm điện tử đảm bảo hồ sơ thực hiện được liên kết theo chuỗi truy xuất được nguồn gốc, lưu trữ khoa học để dễ dàng truy xuất (đặc biệt là tại cảng cá, Chi cục Thủy sản, Văn phòng thanh tra kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá).

Thành lập, tham mưu thành lập (theo thẩm quyền) các đoàn thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, không tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên gây ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của cả nước.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng tuyến biển giám sát chặt chẽ hoạt động của đội tàu có chiều dài trên 15m từ khi xuất lạch đến khi nhập lạch; kịp thời ngăn chặn, kiên quyết không để tàu cá và ngư dân Hà Tĩnh khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng tuyến biển kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh và tàu cá của tỉnh khác phải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định; đặc biệt thiết bị VMS trên tàu cá từ 15 m trở lên phải mở máy, hoạt động bình thường từ lúc rời cảng, đến khi cập cảng.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh và tàu cá của tỉnh khác phải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định.

Kiên quyết không cho tàu xuất lạch đối với các tàu không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định; các tàu cá nằm trong danh sách có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU. Rà soát, tổng hợp số liệu, lưu trữ hồ sơ xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU, đảm bảo theo dõi được lịch sử vi phạm, tái phạm theo từng hành vi, hình thức xử lý cụ thể đối với từng hành vi vi phạm và kết quả xử lý.

UBND các huyện, thị xã ven biển chịu trách nhiệm chỉ đạo các xã/phường/thị trấn cử cán bộ trực tiếp làm việc với các chủ tàu; hướng dẫn, yêu cầu các chủ tàu khẩn trương hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, xóa đăng ký đối với tàu cá đủ điều kiện (hoàn thành trước 8/10/2023). Lập danh sách, giám sát chặt chẽ tàu cá không tham gia khai thủy sản, tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU (chưa cấp/gia hạn giấy phép khai thác thủy sản, ngắt kết nối thiết bị VMS, tàu cá hoạt động thường xuyên trên địa bàn ngoài tỉnh, tàu cá không cập cảng bốc dỡ thủy sản theo quy định, vượt ranh giới trên biển...); trong đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng (đặc biệt là cấp xã/phường/thị trấn) phải nắm rõ hiện trạng các tàu này (nguyên nhân vì sao và đang neo đậu ở đâu), phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, giám sát và quản lý.

Các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung được phân công tại Kế hoạch số 473/KH-UBND ngày 28/9/2023 của UBND tỉnh về Kế hoạch Tổng thể và kịch bản đón và làm việc với các Đoàn Thanh tra EC lần 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành: NN&PTNT, TT&TT, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, chủ tịch UBND các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm nội dung công điện này.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.