“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

(Baohatinh.vn) - Lễ hội “Thành Sen rước đèn Trung thu” lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hà Tĩnh đã để lại dư âm tốt trong lòng mỗi người dân và du khách về một nét văn hóa độc đáo, đem lại trải nghiệm khó quên cho nhiều người.

Thống kê của Phòng Văn hoá - Thông tin thành phố Hà Tĩnh, qua 2 đêm tổ chức (từ 23 - 24/9), lễ hội “Thành Sen rước đèn Trung thu” thu hút khoảng 90.000 người dân tham gia. Lễ hội không chỉ hấp dẫn đối với người dân sinh sống tại địa phương mà còn thu hút sự yêu thích của các du khách.

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Các em nhỏ háo hức rước đèn trung thu

Em Nguyễn Hải Nam (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) bày tỏ: “Các đèn lồng trông thật khổng lồ và ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ thơ. Em rất thích và mong muốn lễ hội sẽ tiếp tục được tổ chức vào các năm sau để chúng em có nhiều sân chơi bổ ích, lý thú trong dịp tết Trung thu”.

Cùng hoà mình vào không khí lễ hội, anh Nguyễn Chính (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên lễ hội rước đèn có quy mô lớn được tổ chức tại TP Hà Tĩnh. Tôi tranh thủ thời gian rảnh rỗi, đưa con xuống phố vui hội để tuổi thơ con có thêm những ký ức đáng nhớ. Đây cũng là dịp gia đình quây quần bên nhau, dành tình yêu thương, sự quan tâm cho con trẻ".

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Gia đình anh Nguyễn Chính cùng tham gia lễ hội với đèn lồng trung thu khổng lồ.

Còn đối với bà Lê Thị Minh (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) được trải nghiệm lễ hội rước đèn đã làm sống dậy những kỉ niệm những mùa trăng đã qua. Bà Minh bồi hồi: "Ngắm các em nhỏ rước đèn, lại gợi nhớ trong tôi về những đêm rằm phá cỗ, trông trăng thuở nhỏ. Trung thu giờ đây không chỉ còn là tết của trẻ em, mà còn của cả người già, thanh niên, của mỗi gia đình. Nhìn những đèn lồng khổng lồ tuyệt đẹp, tôi thực sự khâm phục sự khéo léo và sáng tạo của người dân".

Dưới bàn tay tài hoa và óc sáng tạo độc đáo của Nhân dân, những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, danh lam thắng cảnh... được người dân các phường, xã trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện thực hóa thành 108 mô hình đèn lồng lung linh huyền ảo.

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Linh vật rồng dài hơn 10m của phường Nguyễn Du thu hút người xem.

Phường Nguyễn Du - đơn vị đăng cai tổ chức lễ hội đã tạo mọi điều kiện, khuyến khích nghệ nhân các tổ dân phố sáng tạo ra các mô hình hấp dẫn người xem như rồng thiêng trẩy hội, cá chép hoá rồng...

Ông Dương Đình Phúc - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du cho biết: "Trong lễ hội, đèn lồng khổng lồ của chúng tôi được rất nhiều người dân đón nhận, quan tâm và chụp ảnh check - in. Đến nay phường vẫn là đơn vị đi đầu cả về quy mô lẫn tính mỹ thuật, công phu của mô hình. Mỗi mô hình mang đậm dấu ấn của sự sáng tạo, đoàn kết của người dân. Đó là sản phẩm hội tụ đầy đủ sức dân cả về vật chất lẫn tinh thần, không chỉ các tổ dân phố xã hội hóa mà các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng đóng góp".

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Mô hình Lăng Bác của xã Đồng Môn dẫn đầu đoàn diễu hành.

Cùng với phường Nguyễn du, Nhân dân xã Đồng Môn cũng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người tham gia lễ hội với mô hình Lăng Bác.

Ông Hồ Sỹ Giao - Bí thư Chi bộ thôn Liên Công chia sẻ: "Mô hình là một sự sáng tạo, độc đáo, gửi gắm tất cả tâm huyết, trí tuệ của người dân. Mô hình Lăng Bác được làm thủ công hoàn toàn; thể hiện ước ao, niềm vui và hy vọng của các cháu thiếu nhi được đến thăm Lăng Bác. Đây cũng chính là ý nghĩa nhân văn của lễ hội, tất cả những gì tốt đẹp nhất là để dành tặng cho trẻ em. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi được góp công, góp sức và hy vọng sẽ tiếp tục được tham gia lễ hội trong những năm tiếp theo".

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Lễ hội “Thành Sen rước đèn Trung thu” không chỉ là ngày hội của riêng thiếu nhi mà là ngày hội của toàn dân.

Bên cạnh các linh vật đượm màu cổ tích, những chiếc đèn ông sao sáng tỏ lấp lánh dưới bàn tay sáng tạo của các “nghệ nhân không chuyên” ở phường Thạch Linh đã tô điểm thêm màu sắc rực rỡ cho đêm hội.

“Ký ức của những đêm trăng từ thời niên thiếu, theo bạn bè đi làm đèn ông sao đã thôi thúc tôi bắt tay vào uốn nắn, tạo hình từng chiếc đèn. Điều tôi cảm thấy hạnh phúc nhất là sự háo hức, vui sướng, nâng niu của các em nhỏ đối với tác phẩm. Qua đó, góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ sau này”- ông Nguyễn Hồng Hà (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) xúc động.

“Thành Sen rước đèn Trung thu” - lễ hội ấn tượng cần tiếp tục được duy trì

Người dân TP Hà Tĩnh tham gia rước đèn trung thu.

Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin TP Hà Tĩnh Hồ Quốc Tuấn cho biết: Lễ hội “Thành Sen rước đèn Trung thu” đã trở thành sân chơi hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của đông đảo trẻ em và người dân. Lễ hội đã tạo ra không gian văn hóa vừa mang tính bản sắc, vừa mới mẻ giữa trung tâm thành phố. Sau 2 ngày diễn ra, các bộ phận chuyên môn sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, từ đó làm tiền đề để tổ chức vào những năm sau".

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.