Nước lũ rút đến đâu, Vũ Quang tập trung khắc phục đến đó

(Baohatinh.vn) - Với phương châm “nước rút đến đâu khắc phục đến đó”, bắt đầu từ chiều tối qua, chính quyền các cấp và người dân vùng ngập lũ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã bắt tay khắc phục hậu quả thiên tai để sớm đưa cuộc sống, sinh hoạt và các hoạt động khác đi vào bình thường.

Nước lũ rút đến đâu, Vũ Quang tập trung khắc phục đến đó

Nước lũ rút, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thôn 2 (xã Đức Bồng) đưa đồ đạc, vật dụng gia đình từ chạn xuống để phục vụ sinh hoạt.

Tại thời điểm lũ đạt đỉnh, toàn huyện Vũ Quang có khoảng 2.500 hộ dân bị cô lập; 32 nhà dân bị ngập, 8 hội quán thôn và nhiều trường học bị nước lũ bao vây; 25 ha lúa, gần 20 ha ngô và 5 ha cây ăn quả bị hư hỏng, ngập úng; hàng chục tuyến đường giao thông nông thôn bị nước lũ nhấn chìm.

Tuy không thiệt hại về người nhưng theo ước tính ban đầu, mưa lũ đã gây thiệt hại cho huyện Vũ Quang hơn 1,5 tỷ đồng.

Nước lũ rút đến đâu, Vũ Quang tập trung khắc phục đến đó

Là trường học bị ngập sâu nhất nên để kịp đón các em đến trường vào đầu tuần tới, ngay khi nước lũ rút, các thầy cô ở Trường THCS Bồng Lĩnh đã bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh khuôn viên, trường lớp

Từ chiều qua, nước lũ trên sông Ngàn Sâu và các vùng đồng trũng trên địa bàn huyện Vũ Quang đã bắt đầu rút chậm.

Công tác khắc phục cũng đã được chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể và người dân bắt tay thực hiện theo phương châm “nước rút đến đâu dọn dẹp đến đó”, quyết tâm sớm đưa cuộc sống, sinh hoạt, làm việc vào bình thường.

Nước lũ rút đến đâu, Vũ Quang tập trung khắc phục đến đó

Giáo viên Trường Mầm non Đức Lĩnh dọn vệ sinh khuôn viên, lau chùi đồ chơi ngoài trời để 2 ngày tới có thể đón các cháu đến lớp

Ngay sau khi nước rút, cán bộ, giáo viên các nhà trường đã tập trung dọn khuôn viên, lau chùi phòng học, bố trí lại bàn ghế và đồ dùng học tập, đảm bảo vệ sinh môi trường... để đầu tuần tới học sinh có thể đến trường, bắt đầu năm học mới.

Riêng đối với các trường bị ngập nặng hoặc khuôn viên bị lũ làm hư hỏng thì đang được kiểm tra đánh giá tình hình, bố trí một số tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh giúp đỡ dọn dẹp.

Nước lũ rút đến đâu, Vũ Quang tập trung khắc phục đến đó

Để giúp đỡ các nhà trường dọn dẹp sau lũ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể đã bố trí lực lượng về các trường ngập lũ để dọn dẹp

Đối với các công trình bị hư hỏng như nhà văn hóa thôn Hợp Bình (xã Hương Minh), nhà ở tập thể Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các tuyến đường giao thông bị sạt lở và một số công trình khác bị hư hỏng nhẹ... đang được các cơ quan, đơn vị, địa phương gấp rút khắc phục để có thể sớm đưa vào hoạt động, sử dụng.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung đôn đốc, nhắc nhở bà con nhân dân thăm đồng, kiểm tra sản xuất ngay sau khi nước lũ rút để kịp thời thu hoạch hết 100 ha lúa hè thu còn lại, trong đó có 5 ha bị ngập; khôi phục những diện tích ngô bị hư hại nhẹ và có kế hoạch sản xuất lại những diện tích đã bị đỗ gãy; chống cành, chăm sóc diện tích cam bị ngập úng để không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả của vụ này.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.