Ô nhiễm nguồn nước hồ Ngàn Trươi: Cần sớm kiểm tra, xử lý

(Baohatinh.vn) - “Chúng tôi đã tổ chức thu dọn, xử lý vùng lòng hồ nhưng chưa triệt để, còn để sót cây cối, thực bì. Đặc biệt, hiện còn rất nhiều diện tích rừng chưa được thu dọn” - ông Trần Văn Minh, - Phó BQL Dự án đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (đơn vị chủ đầu tư) thừa nhận.

>> Nước hồ Ngàn Trươi bốc mùi hôi thối, nguy cơ ô nhiễm nặng!

Trước đó, như Báo Hà Tĩnh phản ánh, trong quá trình chặn dòng tích nước, trong lòng hồ chứa nước Ngàn Trươi có rất nhiều thân cây gỗ, lá cây, mảng thực bì nổi trôi dập dềnh trên mặt nước. Theo đó, vùng nước từ hói Đôi vào khe Mốc dần chuyển sang màu nâu đen và bắt đầu bốc mùi hôi thối.

o nhiem nguon nuoc ho ngan truoi can som kiem tra xu ly

Cây cối đã chặt hạ nhưng chưa được thu dọn

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Văn Minh – Phó BQL dự án Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT) thừa nhận, việc tổ chức thu dọn, xử lý vùng lòng hồ chưa triệt để, còn để sót cây cối, thực bì.

“Chúng tôi chỉ dọn một phần ở xã Hương Minh, Hương Điền, thị trấn Vũ Quang để đảm bảo giao thông đi lại, cảnh quan… còn trong lòng hồ ở xã Hương Quang (khoảng 15 km trở vào trong) hầu như chưa dọn. Số cây cối trôi nổi là do các đơn vị tận thu lâm sản chặt hạ xong nhưng chưa đưa ra hết” – ông Minh nói.

Được biết, tổng diện tích lòng hồ 3.500 ha, bao gồm rừng non, rừng già. Số diện tích này đã được 4 đơn vị trúng thầu tận thu lâm sản. Sau khi các đơn vị tận thu xong, Ban Thủy lợi 4 khảo sát, lập dự án thu dọn 3.500 ha, nhưng Bộ NN&PTNT chỉ phê duyệt 1.659ha (47%) với kinh phí thu dọn là 35 tỷ đồng.

“Hiện còn khoảng 1.800 – 1.900 ha rừng chưa được thu dọn đã bị ngập nước. Chúng tôi đang trình Bộ NN&PTNT, nếu được phê duyệt, sẽ cho tháo nước để thu dọn” – ông Minh cho biết.

Dưới góc độ chuyện môn, ông Đặng Bá Lục – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Tĩnh) khẳng định, các loại gỗ, tre nứa, thảm thực vật trong quá trình ngâm nước sẽ phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước. Đây là hệ thống cấp nước đa mục tiêu nên phải đảm bảo các tiêu chuẩn về nước sạch theo quy định. Chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm các yêu cầu bắt buộc về đánh giá tác động môi trường (DTM) đã phê duyệt.

Ông Đặng Bá Thịnh – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, khu vực lòng hồ Ngàn Trươi có tổng trữ lượng gỗ là 60.465 m3 và trữ lượng rừng tre, nứa 8.599 cây. Năm 2015, Sở NN&PTNT đã có văn bản gửi chủ đầu tư (Ban Thủy lợi 4) cảnh báo việc thu dọn lòng hồ 47% là không hợp lý, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Ngoài ra, khối lượng gỗ và tre nứa trong hồ rất nhiều, do đó, sau khi tích nước, một thời gian sau sẽ dồn về thân đập, cống và tràn xả lũ gây cản trở dòng chảy và mất an toàn công trình.

o nhiem nguon nuoc ho ngan truoi can som kiem tra xu ly

Vvùng nước từ hói Đôi vào khe Mốc dần chuyển sang màu nâu đen và bắt đầu bốc mùi hôi thối

Dự án Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang là công trình thủy lợi đa mục tiêu, vừa cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông, công nghiệp, vừa kinh doanh thủy điện. Tại mục 2, mục 3, Điều 2, Quyết định số 335/QĐ-BTNMT, ngày 2/7/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang” tỉnh Hà Tĩnh cũng đã nêu rõ: Chủ dự án có trách nhiệm tổ chức thu dọn khu vực lòng hồ đảm bảo nguồn nước sau khi tích nước có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước phục vụ mục đích sinh hoạt; thực hiện việc tích nước vào hồ theo nguyên tắc đảm bảo các loại khoáng sản, tài nguyên rừng trong khu vực lòng hồ đã được khai thác, tận thu một cách tối đa và các di tích lịch sử văn hóa trong lòng hồ đã được di dời khỏi lòng hồ.

Đề nghị các ban, ngành, đơn vị liên quan sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý vụ việc này.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.