Phấn đấu mỗi năm trồng mới 8.000 ha rừng

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang tập trung phát triển nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình lâm nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng toàn tỉnh là 359.784,56 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng đạt 314.860,52 ha; đất đã trồng rừng nhưng chưa đủ tiêu chí thành rừng là 22.370,60 ha và diện tích đất chưa có rừng là 22.553,44 ha.

bqbht_br_2.jpg
Người dân các xã vùng thượng Kỳ Anh trồng rừng sản xuất.

Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, bình quân mỗi năm, Hà Tĩnh phấn đấu trồng mới được khoảng 8.000 ha rừng các loại. Trong đó có gần 95% là rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ và khoảng 3 triệu cây phân tán. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh còn duy trì khoanh nuôi gần 2.800 ha rừng tái sinh, làm giàu hơn 200 ha rừng tự nhiên.

Mục tiêu đến năm 2030, sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ che phủ của rừng là 52%, theo đó phấn đấu trồng rừng tập trung từ 7.000 - 8.000 ha/năm (trong đó rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khoảng 400 ha/năm).

a5.jpg
Người dân xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) thu hoạch rừng nguyên liệu.

Cùng với giá trị phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ gìn môi trường sinh thái thì việc phát triển rừng đã giúp Hà Tĩnh đạt sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 500.000 m3/năm, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động, mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ dân sản xuất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

bqbht_br_1.jpg
Mục tiêu đến năm 2030, tiếp tục duy trì tỷ lệ che phủ của rừng là 52%.

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các tổ chức, cá nhân đang đẩy mạnh phát triển rừng để xây dựng chứng chỉ bền vững (FSC), nhằm mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng.

Bước đầu, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 30.668,72 ha (rừng trồng 11.024,07 ha, rừng tự nhiên 19.552,24 ha, đất chưa có rừng 92,41 ha) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại 6 đơn vị, tổ chức trên địa bàn các huyện: Hương Sơn, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà.

Phấn đấu đến năm 2030, Hà Tĩnh có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gồm rừng trồng sản xuất 32.000 ha, rừng cao su 5.000 ha.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.