Người giáo dân "hồi sinh" những cánh đồng hoang hóa ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Đình Phúc ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) là người khởi xướng và truyền cảm hứng đổi mới sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn.

bqbht_br_9.jpg
Ông Nguyễn Đình Phúc đã "biến" những cánh đồng hoang thành những vườn cây ăn quả có giá trị cao.

Giáo dân Nguyễn Đình Phúc (SN 1957) được bà con giáo xứ Nghĩa Yên (thị trấn Đức Thọ) gọi với cái tên trìu mến: người “thổi hồn” cho những cánh đồng hoang. Ông Phúc là người khởi xướng và truyền cảm hứng đổi mới sản xuất nông nghiệp cho bà con nơi đây. Ông Phúc cho biết: "Tôi sinh ra, lớn lên trên ruộng vườn nên rất đam mê làm nông nghiệp. Vì thế, tôi đặt niềm tin là mình gắn bó với đất đai, chắc một ngày đất đai sẽ mang lại cho mình những kết quả tốt đẹp".

Ông Phúc đã có hơn 20 năm gắn bó với ruộng đồng quê hương để biến những bãi bồi hoang hóa ngoài đê La Giang thành những vườn cây ăn quả, sản xuất theo quy trình hữu cơ. "Năm 2006, tôi đi xuất khẩu lao động ở Australia. Trong 2 năm ở đây, tôi chủ yếu làm nông nghiệp nên đã học hỏi được những tiến bộ khoa học hiện đại trong sản xuất của nông dân nước bạn. Sau khi về nước, tôi đầu tư mua máy móc như máy cày bừa liên hợp, máy làm cỏ... để phục vụ sản nông nghiệp. Tôi áp dụng theo mô hình sản xuất nông nghiệp của nông dân Australia nhằm nâng cao hiệu quả trên một diện tích canh tác", ông Phúc chia sẻ.

bqbht_br_6.jpg
Những cây ổi lê Đài Loan xanh tốt hứa hẹn sẽ cho những quả ngọt đầu mùa.

Cách đây hàng chục năm, nhiều diện tích bãi bồi vùng ngoài đê La Giang ở thị trấn Đức Thọ bị bỏ hoang do sản xuất không hiệu quả. Ông Phúc đã mạnh dạn nhận hơn 2 ha để cải tạo và trồng cây ăn quả. Từ những bãi bồi, hố bom, lau lách hoang hóa chỗ cao chỗ thấp ngày nào giờ đã biến thành những vườn cây ăn quả như táo ngọt, ổi, lê Đài Loan bạt ngàn xanh mát, hằng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

bqbht_br_10.jpg
Những bãi bồi ngoài đê La Giang trước đây bỏ hoang cỏ dại mọc um tùm giờ đây đã biến thành những vườn táo xanh mướt, trĩu quả

Qua nhiều mùa vụ vừa làm, vừa tích lũy, đúc rút kinh nghiệm, thành quả mà ông Phúc giành được là hơn 4 ha cây ăn quả các loại, mang về thu nhập cho gia đình ông từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Ông Phúc cho biết thêm: "Nông nghiệp chính là cuộc sống của tôi, cũng là trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng. Vì tôi thấy mình có nghĩa vụ đồng hành cùng với bà con nông dân, góp vào sự phát triển chung của quê hương".

bqbht_br_2.jpg
Ngoài việc chăm sóc vườn cây ăn quả rộng hàng nghìn m , ông Phúc còn truyền đạt kinh nghiệm mà mình học hỏi được cho bà con nông dân tại địa phương

Khi đã trông thấy hiệu quả, hơn ai hết, ông Phúc hiểu rõ tầm quan trọng của việc cải tạo, tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa một cách bền vững. Trên cơ sở thành quả của những mùa vụ đầu tiên, ông đã khuyến khích bà con tích cực tham gia vào các dự án trồng trọt. Mục đích không chỉ để nâng cao hiệu quả kinh tế, mà thông qua đó, gắn kết cộng đồng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển sản xuất.

“Hạnh phúc chỉ thật sự trọn vẹn khi có thể giúp đỡ cộng đồng vượt qua những khó khăn, cùng chia sẽ niềm vui với nhau, khi đó mới là hạnh phúc” - đó là tâm niệm của giáo dân Nguyễn Đình Phúc. Nói đi đôi với làm, ông Phúc đã cho một số người dân mượn đất, đồng thời cung cấp giống cây trồng và tận tình hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con.

bqbht_br_3.jpg
Anh Nguyễn Trung Tính là người được ông Phúc cho mượn đất, hướng dẫn kỹ thuật để trồng táo.

Anh Nguyễn Trung Tính ở tổ dân phố Đại Thành - thị trấn Đức Thọ là một trong những người được ông Phúc giúp đỡ hết sức tận tình. Anh Tính cho biết: “Sau một thời gian đi làm ăn xa, tôi trở về quê hương. Được sự giúp đỡ tận tình của ông Phúc, tạo điều kiện cho tôi mượn đất và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, đến nay, gia đình tôi đã trồng được vườn táo với 500 gốc, mỗi năm cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng. Giờ đây, cuộc sống của gia đình tôi đã được ấm no. Tấm gương miệt mài lao động của ông Phúc đã truyền cảm hứng đổi mới trong sản xuất nông nghiệp cho chúng tôi”.

Ông Nguyễn Chí Thanh - công chức nông nghiệp - môi trường đô thị (thị trấn Đức Thọ) cho biết: Ông Phúc đã góp phần không nhỏ để thị trấn Đức Thọ thực hiện có hiệu quả đề án tích tụ ruộng đất. Là một nông dân, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ, gia đình ông Phúc là hộ có đời sống khá giả nhưng ông vẫn đam mê làm nông nghiệp sạch. Ông Phúc đã cổ vũ bà con giáo dân nơi đây phát triển kinh tế, sống tốt đời đẹp đạo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.