Nông dân Hương Khê thay đổi tư duy, chuyển canh tác theo hướng hữu cơ

(Baohatinh.vn) - Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Là huyện thuần nông và có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp nên Hương Khê có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng. Nhằm phát huy lợi thế, những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản. Qua đó, giúp người dân gắn bó và có thu nhập cao từ nông nghiệp. Trong đó, một số hộ gia đình tiên phong sản xuất theo quy trình hữu cơ, cho thấy hiệu quả cả về mặt môi trường và kinh tế.

bqbht_br_3.jpg
Từ năm 2021, chị Huyền chuyển đổi 1ha cam sản xuất theo hướng hữu cơ.

Tại xã Lộc Yên, gia đình chị Nguyễn Thanh Huyền có 3ha đất trang trại tại vùng Khe Mây. Từ năm 2021, chị Huyền chuyển đổi 1ha sản xuất theo hướng hữu cơ với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Chị Huyền chia sẻ: “Trong quá trình sản xuất, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn chúng tôi áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối; sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh; kết hợp cỏ dại và cây dứa để giữ ẩm, chống xói mòn. Về bảo vệ thực vật, mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu mà sử dụng bẫy sinh học".

Cũng theo chị Huyền, việc sản xuất theo hướng hữu cơ tốn nhiều công sức hơn, quá trình bón phân, trị bệnh cho cây đều theo quy trình nghiêm ngặt. So với mô hình trồng cam bình thường, mỗi ha cam hữu cơ chi phí cao hơn khoảng 20%. Nhưng bù lại, sản phẩm đầu ra giá bán cao hơn. Theo ước tính, trong vụ cam năm nay, gia đình sẽ thu về khoảng 350 triệu đồng từ cam hữu cơ.

bqbht_br_2.jpg
Sản phẩm hữu cơ có giá bán cao hơn giá trung bình của thị trường.

Toàn huyện hiện có 3 mô hình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ngoài mô hình trồng cam của gia đình chị Nguyễn Thanh Huyền, địa bàn còn có mô hình trồng bưởi Phúc Trạch tại thôn 7, xã Hương Thủy với quy mô 2ha và mô hình trồng bưởi Phúc Trạch tại thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch, quy mô 4ha. Có 3 nhóm hộ sản xuất bưởi được cấp giấy chứng nhận chuyển đổi hữu cơ PGS với diện tích 11,6 ha (xã Hương Trạch).

Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, toàn huyện Hương Khê đang tập trung phát triển theo hướng hữu cơ, tuần hoàn. Vừa qua, địa phương đã thành lập đoàn công tác với nhiều hộ dân tham quan học tập kinh nghiệm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế). Đồng thời ký kết, thỏa thuận hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp.

bqbht_br_1.jpg
Cán bộ và người dân Hương Khê học tập kinh nghiệp sản xuất hữu cơ tại Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm.

Cùng đó, ngành nông nghiệp huyện đã tiến hành khảo sát nhu cầu, thực trạng để tổ chức đào tạo, tập huấn, phục vụ sản xuất theo chuỗi giá trị. Được biết, đến nay có 17 mô hình tham gia liên kết sản xuất với Tập đoàn Quế Lâm (12 mô hình trồng trọt và 5 mô hình chăn nuôi). Đây sẽ là những nhân tố đi đầu ở địa phương trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, vô cơ sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết, tạo nên sự bền vững trong sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; tạo ra sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường.

Chị Trần Huyền Ân (HTX nông nghiệp Choa, xã Hương Trạch) chia sẻ: "Thực tế chúng tôi đã mày mò, hỏi học để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Quá trình được tham quan, học tập tại Tập đoàn Quế Lâm, chúng tôi đã được trao đổi, chia sẻ và hiểu rõ hơn về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Đây cũng là niềm tin để chúng tôi tiếp tục sản xuất hữu cơ trong thời gian tới".

bqbht_br_4.jpg
Chị Trần Huyền Ân cũng như người dân Hương Khê đang đặt niềm tin và tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Điện, Hương Khê xác định phát triển nông nghiệp hữu cơ là nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy, cả hệ thống chính trị đang vào cuộc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện về phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt "Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 – 2030". Bên cạnh đó, lồng ghép chính sách hỗ trợ cho người dân xây dựng mô hình liên kết; hướng dẫn, chuyển giao khoa học công nghệ cho các hộ sản xuất. Khảo sát, lựa chọn, xây dựng một số cửa hàng thí điểm để trưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên địa bàn huyện.

Trước mắt, địa phương phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm triển khai xây dựng thành công các mô hình; đánh giá, tổng kết thực tiễn để nhân ra diện rộng đối với các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của huyện.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.