Phát huy vai trò của Phật giáo trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hội thảo đã cung cấp một bức tranh rõ nét hơn về những đóng góp thiết thực của Phật giáo trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy sự đóng góp thiết thực và toàn diện của Phật giáo cho công cuộc hiện đại hoá nông thôn ở Hà Tĩnh. 

Hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của Phật giáo góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Sáng 31/8, Ban Tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh (Sở Nội vụ) tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của Phật giáo góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Thị Tố Hoa, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam và PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng - giảng viên khoa Lịch sử, trường sư phạm (Đại học Vinh) chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có đại diện một số ban, ngành, đơn vị; các nhà khoa học; các vị đại đức chư tăng.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam chia sẻ những thông tin về hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Phật giáo có mặt ở Hà Tĩnh từ rất sớm và đóng góp quan trọng trong việc kiến tạo nên bề dày truyền thống, các giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Sau một thời kỳ bị gián đoạn bởi chiến tranh và các nguyên nhân khách quan, khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Phật giáo ở Hà Tĩnh đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 127 ngôi chùa được trùng tu và xây mới; có 67 vị sư trụ trì đã có quyết định bổ nhiệm chính thức và hơn 20.100 tín đồ phật tử.

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam đề dẫn hội thảo.

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy khẳng định: Trong sự phát triển chung của tỉnh nhà, Phật giáo đã khẳng định tinh thần nhập thế và sự dấn thân của mình, thể hiện vai trò quan trọng trong đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá mới khu dân cư, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Chức sắc, chức việc, tín đồ Phật tử đã phát huy vai trò của mình phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.

Bối cảnh hiện nay, khi toàn tỉnh đang tập trung thực hiện đề án xây dựng tỉnh nông thôn mới (NTM), việc tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo vào công cuộc bảo vệ, phát triển xã hội nói chung, góp phần xây dựng NTM nói riêng vô cùng quan trọng.

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy mong muốn hội thảo nhận được nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu, nhà khoa học, chư tăng, đặc biệt là đề xuất các giải pháp để phát huy tốt hơn nữa đóng góp của các tổ chức, cá nhân Phật giáo trong quá trình xây dựng NTM, đô thị văn minh.

TS Đặng Hoài Giang - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận tại hội nghị.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung tham luận làm rõ thực trạng các các nhân, tổ chức Phật giáo tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng NTM, đô thị văn minh. Các ý kiến cũng trao đổi kinh nghiệm cách làm hay của các cá nhân, tổ chức trong xây dựng NTM, đô thị văn minh. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn nữa sự đóng góp của Phật giáo trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.

Đại đức Thích Chúc Giác - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Vũ Quang.

Đại biểu chia sẻ quan điểm về vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại; quan điểm về chính sách của Đảng, Nhà nước về vai trò, nguồn lực tôn giáo; một số điểm tương đồng, riêng biệt của Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam; phát huy tinh thần “hộ quốc an dân” trong dòng chảy lịch sử của Phật giáo; đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng - giảng viên khoa Lịch sử, trường sư phạm (Đại học Vinh) bế mạc hội thảo.

Bế mạc hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng - giảng viên khoa Lịch sử, trường sư phạm (Đại học Vinh cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu phát biểu trực tiếp tại hội thảo và gửi tham luận về hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Quang Hồng khẳng định: hội thảo là một cơ hội quý giá, cung cấp các tri thức tin cậy, các khuyến nghị chính sách khả dĩ cho các cơ quan chức năng nhằm tiếp tục thúc đẩy sự đóng góp của Phật giáo cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài của công cuộc xây dựng NTM. Hội thảo đã giải quyết được 4 góc nhìn từ lý luận, lịch sử, đương đại và tham vấn chính sách về vấn đề nêu ra. Từ đó cung cấp một bức tranh rõ nét hơn về những đóng góp thiết thực của Phật giáo trong bối cảnh xây dựng NTM hiện nay.

Đồng thời đề xuất tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các giải pháp cụ thể, qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy sự đóng góp thiết thực và toàn diện của Phật giáo cho công cuộc hiện đại hoá nông thôn ở Hà Tĩnh.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.