Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh phấn đấu năm 2021 có trên 60% HTX hoạt động tốt, khá; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động tăng từ 1,2-1,5 lần so với 2020…

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Chiều 23/2, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển KTTT Hà Tĩnh Trần Thế Dũng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị.

Thời gian qua, KTTT Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực. Đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 3 liên hiệp HTX, 995 HTX, 3.357 tổ hợp tác. Năm 2020, toàn tỉnh thành lập mới 42 HTX, giải thể 416 HTX.

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Phan Thành Biển - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh năm 2020, phương hướng nhiệm vụ 2021.

Năm 2020, HTX hoạt động tốt, khá chiếm 27,14%; HTX trung bình chiếm 32,66%; HTX yếu chiếm 23,92%; HTX mới thành lập dưới 12 tháng chưa đưa vào đánh giá chiếm 7,64%; số HTX vi phạm Điều 4 của Quyết định số 54/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về việc rà soát, đánh giá, phân loại HTX trên địa bàn tỉnh đang củng cố để tiếp tục hoạt động chiếm 2,71%; HTX vi phạm Điều 4 Quyết định số 54/2018/QĐ-UBND đang ngừng hoạt động chờ giải thể chiếm 5,93%.

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh: Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hơn loại hình KTTT, có các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả HTX. Đặc biệt, ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT cấp huyện cần có sơ kết, tổng kết hằng năm.

Thời gian qua, Sở KH&ĐT - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh đã kịp thời phối hợp tham mưu ban hành, triển khai các chủ trương, chính sách phát triển KTTT.

Liên minh HTX tỉnh thường xuyên phối hợp thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT. Các sở, ngành, đoàn thể đã có hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT: Toàn tỉnh hiện có 553 HTX thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Những năm gần đây, đã có các HTX nông nghiệp kiểu mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hiệu quả kinh tế khá lớn.

Năm 2020, tỉnh thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX như: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ theo Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; hỗ trợ KH&CN; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho HTX nông nghiệp; hỗ trợ HTX môi trường mua xe chuyên dụng; hỗ trợ xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới...

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghi Xuân: Hiện có 2 HTX điện Xuân Viên và Xuân Liên hoạt động kém hiệu quả, do nợ nên chưa giải thể được. Huyện đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ giải thể 2 HTX này.

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT: Với những HTX, quỹ tín dụng nhân dân có nhu cầu sử dụng đất làm trụ sở, địa điểm sản xuất, kinh doanh, đề nghị cấp huyện phối hợp Liên minh HTX tỉnh, Sở TN&MT để nghiên cứu đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021.

Tại cuộc họp, đại biểu các sở, ngành, địa phương đã thảo luận, xây dựng phương án nâng cao hiệu quả KTTT.

Theo đó, Hà Tĩnh phấn đấu đến 2025 có trên 80% HTX hoạt động hiệu quả; năm 2021 phấn đấu trên 60% HTX hoạt động tốt, khá; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động tăng từ 1,2-1,5 lần so với 2020…

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thời gian tới, ngoài phát triển chỉ tiêu số lượng HTX, cần phải có các giải pháp nâng cao chất lượng KTTT, góp phần phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Thời gian qua, KTTT Hà Tĩnh đã hoạt động thực chất, hiệu quả hơn, một số HTX có lợi nhuận khá cao, nhiều sản phẩm OCOP của HTX có sức tiêu thụ lớn trên thị trường...

Thời gian tới, cần nhận diện loại hình HTX phù hợp, hiệu quả để đầu tư; các sở, ngành, địa phương cần tăng cường hỗ trợ các HTX tháo gỡ khó khăn, thuận lợi trong phát triển, vươn tới tiếp cận các chính sách hỗ trợ của trung ương, tỉnh...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cho rằng, năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân đã đánh giá, nhìn nhận thực chất hơn, nhận thức đầy đủ hơn về KTTT. KTTT đã có đóng quan trọng trong xây dựng NTM tỉnh nhà.

Tuy vậy, năm 2020, toàn tỉnh vẫn còn 59 HTX phải giải thể nhưng chưa hoàn thành; HTX yếu kém còn cao; nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, kết quả sản xuất, kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các cấp, ngành về phát triển KTTT có lúc, có nơi còn hạn chế. HTX được tiếp cận chính sách hỗ trợ HTX tại Nghị quyết 65/2017/NQ-HĐND chưa nhiều…

Phát triển kinh tế tập thể phải đặt trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh phải có kế hoạch cụ thể; các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại HTX để có phương án xử lý phù hợp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phát triển KTTT của Hà Tĩnh năm 2021 phải đặt trong chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương giai đoạn 2021-2025; đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh phải có kế hoạch cụ thể; các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại HTX để có phương án xử lý phù hợp.

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển HTX; tăng cường công tác quản lý nhà nước về KTTT...

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.