Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

(Baohatinh.vn) - Năm 2021, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh cần đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư vốn, công nghệ để nâng cao hiệu quả, đưa kinh tế tập thể phát triển có chiều sâu.

Sáng 30/12, Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2021.

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

2020 là một năm nhiều khó khăn do hậu quả của dịch Covid - 19 và lũ lụt lịch sử, song khu vực KTTT Hà Tĩnh vẫn có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, với nhiều chính sách hỗ trợ được triển khai đã tiếp sức cho KTTT phát triển.

Toàn tỉnh hiện có 3.357 tổ hợp tác, 995 HTX thuộc nhiều lĩnh vực. Về chất lượng, có 59 HTX vi phạm Điều 4 của Quyết định số 54/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về việc rà soát, đánh giá, phân loại HTX.

Còn lại 909 HTX đang hoạt động và 27 HTX đang củng cố để tiếp tục hoạt động. Năm 2020, tỉnh đã giải thể được 416 HTX yếu kém, ngừng hoạt động kéo dài.

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh Lê Đăng Phúc báo cáo tình hình KTTT năm 2020, triển khai nhiệm vụ 2021

Doanh thu bình quân của HTX ước đạt 1,3 tỷ đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân ước đạt 180 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên 35 triệu đồng/người/năm.

Hà Tĩnh hiện có 553 HTX nông – lâm – ngư nghiệp. Một số HTX mạnh dạn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tập trung vào chăn nuôi lợn liên kết, chăn nuôi và chế biến nhung hươu, trồng cây ăn quả, nuôi trồng – chế biến thủy sản… Năm 2020, có 39 sản phẩm của HTX, tổ hợp tác được chứng nhận sản phẩm OCOP trên tổng số 87 sản phẩm OCOP của tỉnh.

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Ông Phan Thành Biển – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT: Năm qua, tỉnh đã quyết liệt trong việc giải thể các HTX yếu kém, ngừng hoạt động kéo dài. Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh... là những địa phương vào cuộc tích cực triển khai vấn đề này.

Năm qua, 32 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả với 53.000 thành viên, tổng nguồn vốn hiện đạt 3.300 tỷ đồng. Từ đây hàng ngàn mô hình kinh tế đã được tiếp sức với vốn vay ưu đãi.

Từ năm 2010 – 2020, thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, đã có 147 HTX được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi với 219 lượt dự án, số tiền 72,4 tỷ đồng. Năm 2020, Liên minh HTX tích cực đưa HTX tham gia các hội chợ, phát triển thị trường…

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Ông Lê Văn Bình - Giám đốc HTX Nga Hải (Xuân Mỹ - Nghi Xuân): HTX muốn làm ăn hiệu quả, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư vốn, khoa học công nghệ...

Tuy vậy, vai trò của các ngành chưa rõ, chưa quan tâm đúng mức đối với phát triển KTTT; tổ chức hoạt động HTX chưa đáp ứng nhu cầu của thành viên và thu hút thành viên có trình độ về công tác tại HTX; các HTX hoạt động còn lúng túng, vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, sản xuất chưa gắn thị trường…

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Bà Trần Thị Hà - Giám đốc HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Trung Khang (xã Kỳ Khang – Kỳ Anh): Đề nghị các cấp, ngành tạo điều kiện cho HTX thuê đất, mở rộng sản xuất.

Năm 2021, Hà Tĩnh đặt mục tiêu thành lập mới 40 – 45 HTX; tỷ lệ HTX hoạt động tốt, khá tăng bình quân 10%/năm; tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT đạt 10%/năm; phấn đấu tỷ lệ sản phẩm OCOP của HTX, tổ hợp tác đạt trên 50% tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh.

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Ông Bùi Huy Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc: Đề nghị Liên minh HTX tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về Luật HTX năm 2012 để tổ chức, người dân hiểu đúng bản chất HTX kiểu mới, từ đó mới có thể đổi mới, phát triển theo đúng tiềm năng.

Theo đó, Liên minh HTX Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu chính sách hỗ trợ phát triển KTTT; đánh giá chính xác thực trạng HTX sau rà soát để đề nghị giải thể bắt buộc với những HTX sai luật; phối hợp các sở, ngành để hỗ trợ phát triển HTX theo chính sách của Trung ương, tỉnh…

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Ngọc Hùng tặng giấy khen cho 5 tập thể...

Đổi mới tư duy, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh phát triển có chiều sâu

... và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2020

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.