Hình tượng Tổ quốc trong thơ...

(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” đã khái quát tượng hình Tổ quốc từ những trầm tích văn hóa, chiều sâu của tâm thức dân tộc...

Nhà thơ đã huy động rất nhiều vốn liếng trí tuệ, bao kỷ niệm suy tư hòa quyện vào nhau tạo thành một cấu trúc tương phản, cuốn hút, giàu sức thuyết phục. Khi viết về “Đất nước, ông đã phát hiện: Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh. Và với bao ví von trùng điệp khác nữa, để bất ngờ nhận ra: “Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy - Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Một đất nước của nhân dân: “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” và: Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại.

hinh tuong to quoc trong tho

Biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) nhìn từ trên cao. Ảnh: Hương Thành

Có lẽ, mạch cảm hứng trữ tình, lòng tự hào dân tộc làm khơi dậy, trào dâng mạch nguồn cảm xúc. Trong những ngày đánh Mỹ ác liệt, nhà thơ Chế Lan Viên đã thốt lên từ đáy lòng mình: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Và ông đã cắt nghĩa cội nguồn cảm hứng ấy bắt nguồn từ trầm tích lịch sử oai hùng của dân tộc. Mạch thơ dào dạt cuộn chảy, đắm say đầy nội lực nhưng cũng hàm súc, chắt lọc trí tuệ biện chứng khi ông viết: Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả - Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn”. Và ông đã khẳng định: Ôi cái thủa lòng ta yêu Tổ quốc – Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên. Những câu hỏi tự vấn chính là để lay thức mình, đồng vọng với mình và cao hơn là nâng tầm mình lên: Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy – Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

Thơ về đất nước, bên giọng thơ cuộn chảy, hào sảng, giàu tính sử thi vẫn có những nốt trầm sâu thẳm, những quặn thắt, những trầm tư nghĩ ngợi, những thao thiết lòng mình: Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu – Nghe dịu nỗi đau của mẹ - Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ - Các anh không về lòng mẹ lặng im (Tạ Hữu Yên). Hình ảnh đất nước thong thả với tiềng đàn bầu một dây như thi sĩ Ép-tu-sen-cô (Nga) đã ví với con đường số một là một trong những biểu tượng đẹp, mềm mại. Một vẻ đẹp như “nước” và cũng không có sức mạnh diệu kỳ nào bằng “nước”. Đó cũng chính là minh triết sống, cảm hứng nhân văn sống của dân tộc ta. Một dân tộc lưng tựa dãy Trường Sơn như một dây cung nén căng, lại như một con đê trên bán đảo đối diện với biển Đông bao sóng gió. Vì thế “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khi mới ra đời đã gây được tiếng vang, được sự cộng hưởng của bao lớp người. Và thực sự đây là một trong những bài thơ có tính thời sự nhất, mà cũng sẽ có sức sống lâu bền nhất: Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa – Đã mười lần giặc đến từ biển Đông – Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử - Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng…

Có thể nói, trong mỗi trái tim thi sĩ đều thường trực một tình yêu Tổ quốc như là một điểm tựa tinh thần, một niềm kiêu hãnh. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong Việt Nam quê hương ta” với nhịp lục bát thong thả, mênh mang mở ra một bát ngát khác từ tâm hồn . Bát ngát của đồng quê thôn Việt, bát ngát của những mùa màng ấm no. Bát ngát của một bức tranh phong cảnh thiên nhiên quấn quýt với con người như tuôn chảy: Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả dập dờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Có thể nói, đây là những nét phác họa tài hoa của nhà thơ: Đất nghèo nuôi những anh hùng – Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên – Đạp quân thù xuống đất đen – Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. Nhà thơ Đỗ Trung Quân nổi tiếng với bài thơ “Quê hương”. Quê hương chính là một phần đất nước thu nhỏ, quê hương hiện ra thật cụ thể, mộc mạc đơn sơ mà thấm thía nghĩa tình: Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày. Rồi: “Quê hương là cầu tre nhỏ/ Mẹ về nón lá nghiêng che. Chính đó là những điểm nhấn ấn tượng để ta thêm yêu quê, yêu đất nước khi mà: Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người. Cũng như trong trường ca “Những người đi tới biển”, nhà thơ Thanh Thảo đã hơn một lần tự vấn, tự day dứt và tự giải đáp: Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi ai mà không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc”. Nhà thơ Hữu Thỉnh trong trường ca “Đường tới thành phố” đã day dứt thốt lên: Nếu kẻ thù chiếm được/ Một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn/ Thì Tổ quốc sẽ ra sao Tổ quốc?. Bấy giờ, Tổ quốc không chỉ là đất đai hình hài sông núi mà đã thành máu thịt, thành sống chết với mỗi cá nhân thi sĩ – người lính. Trong “Thơ tình người lính biển” nhà thơ Trần Đăng Khoa xem đất nước như một biểu tượng của tình yêu và cao hơn cả tình yêu lứa đôi: “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng/ Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng/ Biển một bên và em một bên.

Một đất nước mà bao đứa con ưu tú nhất đã lên đường dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân đẹp nhất, sung sức khát vọng nhất của mình: Đất nước của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt / Nước mắt chỉ để dành cho ngày gặp mặt”. Vâng, Tổ quốc đã là cội nguồn thiêng liêng, là sức mạnh lớn lao, là lý tưởng cao đẹp. Cám ơn nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ chúng ta cảm xúc vô hạn đó khi ông đã chân thành tự bạch lòng mình: Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.