Sau quá trình nghiên cứu, Viện Hóa học (Hà Nội) đã có câu trả lời về những bí ẩn kỳ lạ trong “chiếc bát ngọt” của ông Trần Trọng Cử ở khối 4, thị trấn Phố châu, Hương Sơn, (Hà Tĩnh).
Sau khi quan sát bề ngoài và nếm thử, các nhà khoa học của Viện dự đoán có thể trong quá trình làm thô, pha và lên men, thợ gốm đã cho quá nhiều chất chì vào sản phẩm trước khi nung. Chì được cho vào men để giảm độ nung, loại men chứa chì này hiện nay bị cấm sử dụng.
Ông Phạm Văn Lâm (Chuyên viên của Viện) cho biết: chì ở dạng men silicat có độ bền rất cao, khó tan để tạo ra vị ngọt. Tuy nhiên, nếu nung ở nhiệt độ thấp, lượng chì dư ở dạng tự do còn rất nhiều trong sản phẩm. Cũng theo các chuyên gia Viện Hóa học thì men da lươn cổ xưa của Việt Nam rất tốt nhưng do sự phát triển của công nghệ gốm sứ, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng nên mấy chục năm lại đây thứ men này thường chỉ được dùng để làm đồ trang trí, làm bát hương, đồ thờ… vì thế trong bát có thể có nhiều chì, hoặc quét ô xít chì lên mặt ngoài.
Trong quá trình nung gốm sứ, khi sử dụng ô xít chì làm men, người nung nếu hít khói chì thường có cảm giác trong cổ họng có vị ngọt. Rất có thể “Bát ngọt” có một lượng chì thừa quá cao. Giả thiết này có thể đúng vì bên ngoài chiếc bát màu men đậm hơn. Do vậy, khi dùng lưỡi nếm thử trên lớp men bên ngoài vị ngọt đậm hơn trong lòng bát.
Các nhà khoa học đã thử cho giấm sạch vào bát. Nước giấm chuyển sang màu vàng đỏ. Theo TS Vũ Đức Lợi (người trực tiếp làm thí nghiệm) thì hiện tượng nước giấm chuyển màu chứng tỏ đã có chất phai ra, lượng nước giấm giảm do ngấm vào bát.
90% ý kiến các nhà khoa học nghiêng về giả thiết: lớp men phủ trên bề mặt chiếc bát là men chì.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thiết ban đầu của các nhà khoa học. Ngay sau đó chiếc bát đã được chuyển cho Phòng Khoa học & Kỹ thuật phân tích của Viện Hóa học để kiểm tra, phân tích định danh chính xác chất gì đã tạo ngọt.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về vị ngọt bí ẩn trong chiếc bát của ông Trần Trọng Cử
Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Để hướng tới thị trường lao động có thu nhập cao, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã tập trung đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4-1/5 có ngày lễ rơi vào ngày làm việc bình thường nên công chức, người lao động được nghỉ liền kề, hoán đổi để có kỳ nghỉ dài 3-5 ngày.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu thị trường và nâng cao trình độ ngoại ngữ, chất lượng, kỹ năng tay nghề cho lao động, Hà Tĩnh phấn đấu năm 2025 đưa 7.500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Công tác nữ công trong doanh nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện để lao động nữ cống hiến công sức, trí tuệ trong quá trình lao động, sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, Công ty CP Thiên Ý 2 tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại khách sạn, nhà hàng Thiên Ý (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) năm 2025.
Chương trình đào tạo nghề bán hàng online miễn phí sẽ giúp người khuyết tật ở Hà Tĩnh có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đang từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Sau Tết, lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cơ bản trở lại làm việc đúng hẹn. Đây là điều kiện quan trọng tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2025.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Hơn 360 công chức, lao động cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, TDP trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) được cập nhật kiến thức về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thăm hỏi, trao quà cuối năm mang hơi ấm đến các hoàn cảnh khó khăn, người lao động, lan tỏa yêu thương, tiếp sức vượt qua thử thách đón năm mới.