Chuyện ông Nhị “gà”

(Baohatinh.vn) - Bây giờ, làng tôi chẳng còn diễn ra các trò chơi dân gian như ngày xưa nữa. Nhưng những kỷ niệm về ông hàng xóm mê nuôi gà chọi và tham gia cuộc thi chọi gà do làng mở ngày ấy vẫn còn in đậm trong tôi.

Tên ông là Nhị, bà con trong vùng thường gọi là ông Nhị “gà”. Ông Nhị gà hồi đó đã ngoài tuổi 40, bọn trẻ con thường phong cho ông là người khổng lồ, bởi ông cao to nhất làng, đi nhanh như gió. Ông mê gà chọi và rất yêu trẻ con...

Ông Nhị làng tôi chẳng bao giờ ngủ trưa đẫy giấc. Lúc thì lúi húi đào giun đất ngoài vườn, lúc lại ngồi cặm cụi vót từng sợi mây để sửa cái giỏ đựng thức ăn cho gà. Có bữa đã quá 10h đêm, cả làng tắt đèn đi ngủ, ông Nhị đứng ngoài ngõ nhà tôi gọi to. Cha tôi cầm đuốc chạy ra, tưởng gia đình ông có chuyện gì, hóa ra, ông Nhị khẩn khoản: “Bác cho nhà em gửi con gà này ít hôm, bởi gà nhà ông Lun đang bị “động”, nhiều con toi rồi. Nếu nhỡ đàn gà nhà em xẩy ra rủi ro thì đành chịu, chứ chàng “đấu sỹ” này, em nhất quyết giữ bằng được”.

chuyen ong nhi ga

Hấp dẫn thú chơi chọi gà. Ảnh: Minh Lý

Con gà chọi của ông Nhị đẹp thật, cái mào dâu đỏ tía; toàn thân vàng óng; chùm đuôi dài, đen lóng lánh. Kỳ lạ, đôi “bắp chân” con gà chọi nhẵn thín, cẳng chân lớp da màu vàng nhạt, trên nền da ấy xuất hiện những đường gân xanh. Mỏ gà màu trắng ngà, nhọn hoắt, cựa gà dài nhọn và sắc như lưỡi dao... Giọng gáy khàn khàn, “anh chàng” này chỉ tập trung cho công việc hàng ngày “luyện võ”.

Ông Nhị chăm con gà trống này hơn cả con lợn, con trâu… Có những lúc đi cày, ông nhịn đói nhưng tuyệt nhiên không để con gà chọi đói. Ngày ấy, nhà ông Nhị nghèo lắm, đến mùa giáp hạt, ông ăn sắn thay cơm, trong chum còn khoảng một cân gạo tấm cũng để dành cho gà chọi. Mỗi tuần ít nhất cũng dành cho nó một giỏ cua đồng được rang thật chín rồi giã mịn, trộn với cám. Ông Nhị là người khéo tay nên chuồng gà chọi có đầy đủ những vật dụng bằng tre tự tay ông đan rất xinh xắn. Nào chiếc rổ bằng tre để gà nằm mùa đông, nào cái sào tre để gà đậu thoáng mát ngày hè, nào chiếc máng tre nhỏ xíu để đựng nước uống cho gà.

Tết đến, không chỉ làng tôi mà các làng trên đất Hương Sơn đều mở hội thi chọi gà có thưởng. Muốn giành được giải, các chủ nuôi gà phải cho gà “luyện võ” và tự “đấu” với nhau ở góc sân nhà mình, trước khi vào đấu trường. Họ mong muốn làm sao con gà chọi của họ thành thạo từ “thế đá” thượng phong, đến cách “đón lối” và cả sức “chịu đựng” trước những “cú đòn” bất ngờ của đối phương.

Tôi không biết làng tôi từ xưa đã tổ chức được bao nhiêu cuộc thi chọi gà truyền thống nhưng lần tôi được xem chọi gà thú vị nhất là Tết Mậu Thân 1968, tổ chức lễ thi chọi gà ngay tại sân đình Hồng Thái. Chiều mồng 2 Tết, người khắp nơi đổ về đông nghịt. Cái sân đình rộng đến hơn 5.000 m2, ấy vậy mà, người vòng trong, vòng ngoài vây kín.

Đấu trường của gà được dựng bằng những tấm lá cót mà người dân vẫn dùng để đựng thóc. Mỗi chiếc lá cót đều được nẹp bằng những thanh tre cắm vào đất. Ban tổ chức chấm giải cuộc thi chọi gà có cụ Tiêu, cụ Kinh thuộc nhóm người cao tuổi và đã có kinh nghiệm chấm thi các trò chơi dân gian của làng... Tiếng trống hội bắt đầu rộn rã nổi lên... Tôi nhìn rõ, có tới 10 người tham gia, trong đó có ông Nhị xóm tôi. 10 người ôm con gà chọi trước bụng, đứng trước “đấu trường” cúi đầu chào khán giả. Tất cả những con gà thi đấu đều được buộc một miếng vải điều nhỏ xíu ở chân, trên miếng vải ấy có đề số bằng mực nho của các con gà dự thi. Lớp vải điều vừa như tôn vinh vẻ oai phong của các chú gà sắp bước vào chiến trận, vừa như “chúc” cho sự may mắn.

Sau một số thủ tục, nhịp trống nổi lên, màn đấu gà bắt đầu. Ông Khôi - Trưởng ban tổ chức xướng tên: “Mời con gà số 4 và số 7 lên trường đấu”. Con gà số 7 là của ông Nhị rồi. Tôi hồi hộp, dán mắt nhìn theo ông Nhị đang thả con gà trên sân cỏ. “Nhanh lên gà ơi, mày mà thua thì đừng về nhà lần này nữa nhé” - tôi muốn ghé vào tai bảo nó. Nhưng xem kìa, con gà đối phương của ông Tích nhìn cũng mập, cũng cao, cũng nhanh, móng và cựa cũng dài sắc có kém gì gà ông Nhị đâu. Mười phút hiệp 1, con gà của ông Nhị bị thua. Cái nách phía bên phải đã bị con gà ông Tích đá theo lối “thượng võ”, khiến nó rụng mất 3 chiếc lông...

Nhưng tôi thấy con gà ông Nhị tự tin lắm, cả ông Nhị nữa, vẫn rạng rỡ cười nói vui vẻ. Chẳng thể ngờ, 2 “hiệp đá” sau, gà ông Tích lại bị thua tới tấp. Cú đá ngoạn mục nhất là vào “hiệp 3”, con gà trống của ông Nhị co 2 chân, xòe rộng 2 cánh, nhảy vút lên khỏi mặt đất rồi tung đòn khiến gà ông Tích lăn đùng ra giữa sân. Người đánh trống lúc này mỏi cả tay, người hò hét như rung cả mái ngói đình làng. Kết thúc buổi lễ, ban tổ chức trao thưởng cho chủ gà chọi số 7 là ông Thái Bá Nhị. Phần thưởng là 2 gói thuốc lá Điện Biên bao bạc kèm theo một thư khen của ông chủ tịch xã.

Đêm ấy, ông Nhị vui vẻ mở “tiệc” lạc rang, nước chè xanh thơm phức để mời mọi người trong xóm. Cha tôi cũng được ông Nhị mời đến dự và “khao” một điếu thuốc lá. Lũ trẻ chúng tôi thuộc diện “khách không mời” cũng tự nguyện đến chia vui, nên được ông Nhị cho mỗi đứa một nắm lạc rang bỏ vào túi áo.

Chủ đề Chào năm mới 2024

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.