Toàn cầu sẽ đói lương thực trong năm 2050

Đến giữa thế kỷ này, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người, khi đó nguồn thực phẩm sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu.

Phương tiện truyền thông Anh cho biết, cùng với đà tăng của dân số thế giới, nhân loại đang dần cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Theo tính toán, đến giữa thế kỷ này, dân số có thể nhiều đến mức nguồn thức ăn sẽ không còn đủ nữa.

toan cau se doi luong thuc trong nam 2050

Theo tính toán, đến giữa thế kỷ này, dân số có thể nhiều đến mức nguồn thức ăn sẽ không còn đủ nữa.

Trong một báo cáo của trang Daily Express (Anh), các chuyên gia nhận định, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người, và số dân mới tăng sẽ “đói” thực phẩm.

Một báo cáo khác của Oxfam công bố, đến năm 2030, giá các loại lương thực tăng mạnh, đặc biệt giá gạo và ngô sẽ tăng vọt với mức tương ứng là 180% và 130%.

Cố vấn cao cấp về khí hậu của Oxfam, Robert Bailey cho biết: Hệ thống thực phẩm cần phải được thay đổi. Đến năm 2050, dân số trên toàn thế giới sẽ đạt 9 tỷ người, khi đó nhu cầu lương thực sẽ tăng 70%.

Robert Bailey cho rằng, sự gia tăng sản lượng ngũ cốc còn trì trệ, tình trạng khan hiếm nước và cạnh tranh liên quan đến đất đai ngày càng khốc liệt. Do đó, sản xuất nông nghiệp cần phải thích ứng nhanh chóng với biến đổi khí hậu để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Vị cố vấn này cũng nhận định, nhu cầu về lương thực gia tăng dẫn đến giá lương thực sẽ tiếp tục tăng, và nạn đói sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới.

Tổ chức sáng kiến toàn cầu (GHI) cho rằng, cần thiết phải đưa ra hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Giám đốc điều hành GHI, Margaret Ziegler khuyến nghị, các quốc gia phải ưu tiên phát triển nền nông nghiệp và thực phẩm theo hướng bền vững.

Theo VOV

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.