Qua cầu dân sinh - “đánh cược” tính mạng!

(Baohatinh.vn) - Những cây cầu dân sinh xuống cấp, những bến đò chưa được xây dựng đã và đang là mối họa luôn rình rập đối với mỗi người dân vùng cao Hà Tĩnh khi mùa mưa bão về...

Những cây cầu “chứng tích” nỗi đau

Tiếng kêu xé lòng của chị Nguyễn Thị Sâm sáng ngày 27/7/2017 tại cầu tràn thôn Hưng Yên (Lộc Yên, Hương Khê) khi đứa con trai ngoan hiền bị nước dữ cuốn trôi mất tích, đến nay vẫn còn ám ảnh đối với ai đã chứng kiến cảnh tử ly này. Đó là ngày định mệnh đối với gia đình chị. Ba mẹ con có việc phải qua cầu nhưng chẳng may bị nước cuốn trôi. Nghe tiếng kêu cứu, người dân ở gần đó ùa ra nhưng chỉ cứu được mẹ và cháu Như Quỳnh, còn cháu Đinh Văn Sơn đã bị nước cuốn trôi...

qua cau dan sinh danh cuoc tinh mang

Cầu bê tông ở Lộc Yên (Hương Khê) thành chiếc bẫy với ai mạo hiểm qua lại lúc nước lên.

Trận mưa đầu năm nay, tại tràn Khe Trồ nối giữa thôn Phú Lâm với trung tâm xã Phú Gia (Hương Khê), một gia đình 3 người cũng bị nước lũ cuốn trôi khi dắt nhau qua cầu. Theo người dân địa phương, từ nhiều năm nay, tràn Khe Trồ luôn là mối đe dọa đối với sinh mạng của họ mỗi khi đi qua.

Tìm hiểu tại các địa phương, chuyện người, tài sản bị nước cuốn trôi khi qua lại trên những cây cầu dân sinh xuống cấp hoặc còn thiếu thì năm nào cũng có, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn. “Biết là nguy hiểm nhưng người dân không còn lựa chọn nào khác, đành đánh cược sinh mạng với “hà bá”...” - ông Thanh (xã Phú Gia) cay đắng nói.

Theo thống kê từ Sở GTVT, Hà Tĩnh hiện có gần 120 cầu dân sinh liên thôn, liên xã xuống cấp, hư hỏng, trong đó, hơn 50 cây cầu thuộc diện phải thay thế hoặc làm mới khẩn cấp do đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều cây cầu trong số đó là nguyên nhân gây nên những vụ chết người thương tâm hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với người và phương tiện, nhất là vào mùa mưa bão. Huyện có nhiều cầu xuống cấp nhất là Hương Sơn (52); Vũ Quang (13); Hương Khê (11); Kỳ Anh (10)...

qua cau dan sinh danh cuoc tinh mang

Dầm ngang, dọc cầu treo Nầm (Hương Sơn) bị han gỉ nặng, nhiều thanh giằng bị bong mối hàn.

“Lạnh xương sống” những chuyến đò ngang

Nếu ai đã từng chứng kiến cảnh qua sông của người dân, trong đó có không ít học sinh tại bến đò Trung Lưu (Sơn Tây, Hương Sơn) vào những ngày mưa to, gió lớn, hẳn sẽ... “lạnh xương sống”. Mạng người mong manh khi hàng chục người cùng phương tiện chen chúc nhau trên chuyến đò không phao cứu sinh được kéo đi từ một sợi dây thừng...

Theo người dân địa phương, đã có vài người chết trôi tại bến sông này. “Tôi không nghĩ đấy là những nạn nhân cuối cùng vì mưa gió vẫn xảy ra hằng năm, còn cây cầu mong đợi bao đời nay vẫn chưa mảy may nghe đến...” - anh Tiến - một thanh niên làng chua chát.

qua cau dan sinh danh cuoc tinh mang

Cầu Chông trên tỉnh lộ ĐT 552 nối Đức Thọ với Vũ Quang là một trong nhiều cầu dân sinh xuống cấp cần được sửa chữa hoặc làm mới để phục vụ đị lại của người dân

Cũng theo thống kê từ Sở GTVT, trên các tuyến đường giao thông nông thôn trong toàn tỉnh hiện có 13 bến đò ngang (Vũ Quang 4, Hương Khê 3, Nghi Xuân 2, Lộc Hà 1, Hương Sơn 3). Theo quan sát của chúng tôi, tại hầu hết các bến đò này đều thiếu các điều kiện và phương tiện đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi qua sông, nhất là trong mùa mưa bão...

Mất an toàn tại các cây cầu xuống cấp và các bến đò ngang đang thực sự đe dọa trực tiếp đến sinh mạng và tài sản của người dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Hiểm họa này đã kéo dài từ nhiều năm nay nhưng chậm được khắc phục. Nguyên nhân chủ yếu theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh là thiếu kinh phí hoặc đang chờ dự án, vượt khả năng của tỉnh...

Để tránh những thiệt hại về người và phương tiện trước khi có kinh phí sửa chữa, xây dựng mới cầu, trước mắt, chính quyền và các ngành chức năng cần chủ động tuyên truyền và có những giải pháp tích cực nhằm tránh tai nạn đáng tiếc xẩy ra. Ưu tiên bố trí đủ nhân lực, phương tiện và kinh phí cho công tác điều tiết giao thông, canh cầu, trực cầu. Nếu cần thiết có thể thông báo hạ tải trọng hoặc cấm phương tiện ô tô chở hàng hóa lưu thông qua cầu, nhất là đối với những cây cầu treo, cầu sắt xuống cấp nghiêm trọng kể trên.

Tính mạng và tài sản của người dân đang bị đe dọa. Chuyện không thể lơ là!

Đọc thêm

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.
Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Ngày hội đọc sách được tổ chức tại các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần lan tỏa tri thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.