Mỹ gia hạn hạn sử dụng với vắc xin Johnson & Johnson

FDA Mỹ ngày 28-7 đồng ý gia hạn ngày hết hạn vắc xin COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson từ 4,5 tháng lên 6 tháng trong điều kiện lưu trữ từ 2-8 độ C. Đây là loại vắc xin Việt Nam đã phê duyệt.

Mỹ gia hạn hạn sử dụng với vắc xin Johnson & Johnson

Vắc xin COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AP, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã xem xét dữ liệu do Johnson & Johnson cung cấp và cho biết vắc xin COVID-19 của hãng này vẫn an toàn và hiệu quả ít nhất 6 tháng khi được bảo quản lạnh.

FDA cũng cho biết các lô vắc xin đã hết hạn trước thông báo mới này vẫn có thể được sử dụng tiếp miễn là chúng được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.

Động thái gia hạn của FDA sẽ cho phép nhân viên y tế ở Mỹ có thêm 6 tuần để tiêm hàng triệu liều Johnson & Johnson gần hết hạn tại các nhà thuốc, bệnh viện và phòng khám.

Giới chức y tế tại nhiều bang ở Mỹ gần đây đã cảnh báo về khả năng phải bỏ hàng số lượng lớn các liều vắc xin Johnson & Johnson nếu không được gia hạn thêm.

Đây là lần thứ hai FDA gia hạn ngày hết hạn đối với vắc xin của Johnson & Johnson. Trước đó, vào tháng 6, FDA đã gia hạn ngày hết hạn của vắc xin này từ 3 tháng lên 4,5 tháng.

FDA vẫn tiếp tục xem xét ngày hết hạn của ba loại vắc xin COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, là Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson, trong khi các công ty tiếp tục kiểm tra các lô vắc xin trong nhiều tháng kể từ lần đầu tiên được phân phối ở Mỹ.

Hiện vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna có thời hạn sử dụng 6 tháng khi bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C.

Tốc độ tiêm chủng ở Mỹ bắt đầu tăng lên sau một thời gian chậm lại trong bối cảnh biến thể Delta (lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ) chiếm 80% ca bệnh mới ở nước này.

Hơn 150 triệu người Mỹ đã tiêm đủ hai liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. Trong khi đó, chỉ 13 triệu người Mỹ đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson.

Nguyên nhân được cho là do các tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến tình trạng đông máu sau tiêm của vắc xin Johnson & Johnson, dẫn đến việc tạm dừng tiêm vắc xin này một thời gian hồi tháng 4.

Johnson & Johnson là một trong 6 vắc xin Việt Nam đã phê duyệt bên cạnh AstraZeneca, Spunik V, Pfizer, Sinopharm, và Moderna.

Hôm 15-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký quyết định phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin Janssen của Johnson & Johnson (Mỹ) sử dụng trong nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Việc phê duyệt này kèm theo 9 điều kiện với Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam), trong đó đáng chú ý như vắc xin phải đảm bảo các điều kiện sản xuất; các lô nhập vào Việt Nam phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng; hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin; quản trị rủi ro trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam.

Theo ANH THƯ/tuoitre.vn

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.