Trong tháng 3, Bộ Nội vụ có hai nhiệm vụ lớn là tổng rà soát, đánh giá bước đầu về việc sắp xếp bộ ngành ở Trung ương và xem xét thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy.
Đây là 2 trong số các nhiệm vụ trọng tâm Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giao các cơ quan chuyên môn của Bộ thực hiện tại cuộc họp giao ban công tác tháng 3.
Cụ thể, Bộ trưởng chỉ rõ, cần tiến hành tổng rà soát, đánh giá bước đầu về việc sắp xếp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đến thời điểm 15/3/2025. Việc này nhằm kịp thời nhận diện những vấn đề khó khăn, vướng mắc để cấp có thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ, điều chỉnh.
Song song với việc này, cơ quan quản lý nhà nước cũng thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi tổ chức, sắp xếp.
Trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này, hơn 100.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rời khu vực nhà nước (Ảnh: Gia Đoàn).
Thực tế, từ 1/3, toàn bộ hệ thống các cơ quan Trung ương mới sau tinh gọn, sắp xếp bộ máy chính thức vận hành. Cùng với đó, tại địa phương, hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cũng hoàn thành việc giải thể, hợp nhất tương ứng.
Trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này, hơn 100.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rời khu vực nhà nước. Riêng đối với khối cơ quan Chính phủ, theo thống kê của Bộ Nội vụ, số lượng biên chế tại các bộ, ngành đã giảm 22.323 người.
Nhiều bộ, ngành đã báo cáo những con số tinh giản như Bộ Nông nghiệp và Môi trường có hơn 1.000 cán bộ nghỉ việc đợt này, trên tổng số hơn 2.000 công chức viên chức và 12.000 nhân viên hợp đồng. Bộ Nội vụ cũng có 180 nhân sự xin nghỉ sớm, thôi việc, trong đó có 110 người thuộc Bộ Nội vụ, hơn 60 người thuộc Bộ LĐ-TB&XH trước khi hợp nhất…
Theo tinh thần, chủ trương được quán triệt chung từ các cấp, việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế luôn gắn chặt với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, xây dựng hệ thống chính trị "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả".
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
Trước thực trạng hồ sơ tăng đột biến, UBND TP Hà Tĩnh đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách để giảm tải, qua đó, giải quyết thủ tục hành chính một cách thông suốt cho người dân.
Thay vì quản lý và bổ nhiệm theo ngạch, Bộ Nội vụ đề xuất vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc, thể hiện tính chất công việc và khung năng lực.
Sáng 8/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hoàn thành mục tiêu khởi công 267 nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo kế hoạch của Chính phủ, trước 30/5, hồ sơ Đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được trình Quốc hội. Sau quá trình thẩm tra, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Đề án trước ngày 20/6.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà khẳng định Đảng và Nhà nước rất quan tâm vấn đề thực hiện chế độ, chính sách với những người bị ảnh hưởng khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Khi giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp thuận tiện, theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn.
Phát biểu tại Phiên họp Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản tại Hội nghị Trung ương 10 (6,2-6,6%) và là mức tăng trưởng quý I cao nhất từ năm 2020.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi quy định giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức xã đến khi hoàn thành việc cơ cấu lại, sắp xếp theo vị trí việc làm với thời hạn 5 năm.
Hội thảo do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP công nghệ LOCA AI tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì.
Hà Tĩnh - nơi đóng trụ sở chính của các cơ quan tài chính khu vực đang trở thành “ngôi nhà lớn” của nhiều cán bộ, công chức trở về để ổn định cuộc sống và bắt nhịp công việc.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.