Rác thải "bao vây" thị trấn Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Không có nơi tập kết rác thải nên trên địa bàn thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), rác sinh hoạt tràn ra đường, "bao vây" khắp hang cùng, ngõ hẻm.

Rác thải “bao vây” thị trấn Đức Thọ

Rác thải được tập kết từ tuyến phố chính thị trấn Đức Thọ...

Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Đức Thọ - Trần Hữu Châu cho hay: Mỗi ngày, thị trấn Đức Thọ thải ra 6 tấn rác. Trước đây, HTX Môi trường thị trấn chở về tập kết tại bãi rác xã Đức Hòa. Tuy nhiên, từ tháng 3/2018, người dân xã Đức Hòa lập sào chắn ngăn chặn không cho các địa phương khác đổ rác vào bãi. Thời điểm ấy, “cực chẳng đã”, thị trấn Đức Thọ phải triển khai phương án tập kết rác tại bãi rác tạm thuộc địa phận tổ dân phố 1 (phía sau Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai).

Rác thải “bao vây” thị trấn Đức Thọ

... tại gốc cây

Mới đây, UBND huyện Đức Thọ đã ra quyết định cho phép 5 xã, thị trấn trên địa bàn tập kết và xử lý tại lò đốt rác (công suất 1 tấn/giờ) ở xã Đức Hòa gồm: Đức Hòa, Đức Long, Đức Yên, Tùng Ảnh và thị trấn Đức Thọ. Tuy nhiên, người dân Đức Hòa vẫn không đồng tình, tiếp tục ngăn cản quyết liệt và yêu cầu các HTX môi trường chở rác về lại địa phương.

Rác thải “bao vây” thị trấn Đức Thọ

... và khắp hang cùng, ngõ hẻm

Điều đáng nói là, thị trấn Đức Thọ hiện không còn đất trống làm điểm tập kết rác tạm. Đổ tạm tại bãi rác trước đó (tổ dân phố 1) cũng không thể thực hiện được vì người dân sống trên địa bàn phản ứng quyết liệt.

Rác thải “bao vây” thị trấn Đức Thọ

Không còn bãi tập kết, rác được vứt ra đường

Đến thời điểm này, những điểm tập kết rác thải tự phát tại thị trấn Đức Thọ vẫn đang lớn dần theo thời gian và chưa biết đến khi nào mới được giải quyết dứt điểm. Trên các tuyến phố chính như: Yên Trung, Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Minh Khai…, nhiều đống rác chất đầy, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!