“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”

(Baohatinh.vn) - Phải run người khi chứng kiến bà con oằn mình trong lũ, phải xót ruột khi chứng kiến những cụ già đứng trên mái nhà kêu cứu…, phải đau trước cái đau của đồng loại thì mới “bước ra đi” để hành động.

“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”

Các nhà hảo tâm quyên góp nước uống thực phẩm gửi vào cho người dân vùng lũ Cẩm Xuyên

Tôi có cô em họ sinh ra và lớn lên tại nước Đức xa xôi. Do em học về lĩnh vực xã hội học và biết tôi là nhà báo nên em rất thích tranh luận về các vấn đề xã hội.

Em luôn tự hào các nước phương Tây văn minh, lịch sử và sáng tạo. Điều này tôi luôn thừa nhận vì thực tế lịch sử phát triển các nước đã chứng minh điều đó. Trong mỗi lần tranh luận, tôi luôn tự hào về lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, một lòng chung lưng đấu cật để tạo nên sức mạnh tập thể. Để cụ thể hơn, tôi dẫn trích nhiều câu chuyện trong thời chiến tranh từ thuở dựng nước và giữ nước để em hiểu hơn.

Tuy nhiên, do sinh ra, trưởng thành và học tập ở môi trường khác, lịch sử dân tộc và văn hóa quê hương em chưa hiểu hết trong khi được nhồi nhét bao nhiêu tư tưởng lề trái của các thế lực thù địch nên em vẫn luôn kiên định với quan điểm của cá nhân mình. Cụ thể trong mỗi lần tranh luận, khi ở thế đuối, em luôn dẫn chứng: “Đoàn kết gì mà đi xe va phải nhau là cứ phải nhảy bổ xuống đánh nhau…”. Biết em “cãi cùn” nên tôi đành im lặng…

“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”

Chi hội Phụ nữ phường Đậu Liêu tổ chức nấu bánh chưng ủng hộ người dân ở vùng lũ Hà Tĩnh.

Và cái đêm lũ lên, hơn 2h sáng, khi nước bủa vây hàng ngàn hộ dân ở Hà Tĩnh, lực lượng chức năng và hàng trăm con người thức trắng đêm với xuồng, ca-nô… mặc hiểm nguy lao vào dòng nước xoáy cứu người. Những hình ảnh đó tôi gửi ngay cho người em họ mà hằng ngày tôi hay tranh luận.

Cứ nghĩ em sẽ đưa ra lý do này kia để tranh luận. Nào ngờ đang trong giờ làm, em gọi face time cho tôi với ánh mắt ngân ngấn: “Sao bà con ta khổ thế hả anh. Cho em gửi chút ít để chia sẻ với bà con anh nhé…”.

Nghe những lời này, tôi xúc động vì em đã hiểu được tình yêu thương đồng loại, hiểu được tinh thần tương thân tương ái, hiểu được thế nào là sức mạnh của đoàn kết…

Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về miền Trung ruột thịt. Những nồi bánh chưng, những nắm xôi vừa chín tới được người người cùng nhau “nấu” bằng cả tấm lòng để nhanh chóng đưa đến với bà con vùng lũ.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Con người Việt Nam là vậy, ngày thường có thể ghen ghét, đố kỵ, tranh giành với nhau… nhưng trong cơn hoạn nạn, thiên tai… họ bỏ qua tất cả để đến với nhau, chia ngọt sẻ bùi với nhau.

“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”

Anh Lê Quốc Toản, thành viên nhóm thiện nguyện xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân huy động thuyền, cano ứng cứu bà con thành phố Hà Tĩnh và Cẩm Xuyên.

Hơn 4h sáng, vừa đi cứu trợ về từ vùng lũ Quảng Trị, anh Trần Văn Hậu, quê xã Cương Gián (Nghi Xuân) nhắn tin cho tôi: “Em và anh em đang chuẩn bị thuyền và ca-nô vào cứu bà con”. 6 con người mò mẫm trong đêm với 4 chiếc thuyền và ca-nô vượt hơn 20 km đi từ biển, sông và đường bộ đến với bà con phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh). 3 đêm liên tiếp, những thành viên thiện nguyện này sát cánh cùng lực lượng chức năng lao vào vùng lũ.

“Mỗi lần đưa được người bệnh, người già ra khỏi dòng nước lũ chảy xiết là quên hết mệt nhọc. Mấy đêm liến anh em chưa được nghỉ ngơi nhưng không ai thấy mệt mỏi gì hết” - anh Trần Văn Hậu kể.

“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”

Anh Trần Quốc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) dùng xe mô tô nước đến tận nơi trao quà cho một gia đình bị ngập lụt.

Phải run người khi chứng kiến bà con oằn mình trong lũ, phải xót ruột khi chứng kiến những cụ già đứng trên mái nhà kêu cứu… phải đau trước cái đau của đồng loại thì mới “bước ra đi” để hành động. Không ai nói với ai, những tấm lòng thiện nguyện cứ thế nối đuôi nhau lao vào vùng lũ. Nước lũ mênh mông, cuồn cuộn, hiểm nguy vẫn luôn rình rập bên cạnh… Nhưng điều đó không ngăn được tình yêu thương con người…

Có thể trong hàng trăm, hàng ngàn người đi cứu trợ, hoàn cảnh kinh tế của họ không khá giả gì, hằng ngày vẫn đang vất vả mưu sinh. Nhưng ngay lúc này, họ bỏ qua tất cả, họ chấp nhận “vay tạm” bạn bè, người thân… để làm sao nhanh chóng sớm đưa những chuyến hàng nghĩa tình về với bà con vùng lũ.

Và đâu đó trên những chuyến xe cứu trợ, lời bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc sỹ Trần Hoàn lại vang lên như thôi thúc những tấm lòng thiện nguyện: “Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau…”.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.