Sản xuất hè thu 2017 - Vắng bóng doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - So với chăn nuôi thì lĩnh vực trồng trọt gần như yếu thế cả về số lượng cơ sở liên kết lẫn doanh nghiệp (DN) đầu tư. Hiện tại, toàn tỉnh có trên 156 cơ sở chăn nuôi liên kết lớn và trên 300 cơ sở liên kết nhỏ. Trong khi đó, sản xuất lúa gạo, cây trồng cạn có “đỏ mắt” mới điểm danh được vài ba DN đủ sức bám trụ…

Thiếu doanh nghiệp sản xuất

Cho đến nay, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh vẫn đang giữ vị trí chủ lực trong việc sản xuất, cung ứng và liên kết chuỗi hàng hóa với các nông dân. Công ty đầu tư khá bài bản, ứng dụng KHKT cho công tác giống, từ vùng khảo nghiệm đến sản xuất. Hiện tại, công ty đã liên kết sản xuất hàng trăm ha giống với Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm Xuyên và một số tỉnh khác.

san xuat he thu 2017 vang bong doanh nghiep

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh đang thiếu sự đầu tư của doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Lài - Phó Giám đốc công ty cho biết: “Vụ hè thu 2017, công ty cung ứng gần 200 tấn giống các loại với quy trình sản xuất nghiêm ngặt về quản lý chất lượng. Song song với đó, tiếp tục khảo nghiệm, chọn lọc những loại giống chất lượng để bổ sung vào giống lúa của tỉnh”.

Như đã đề cập ở bài viết trước, lượng giống được cung ứng ra thị trường vụ hè thu 2017 là 900 tấn, trong đó, 400 tấn là nguồn hỗ trợ của tỉnh và 500 tấn do các công ty cung ứng. Con số này chưa đáp ứng được 50% lượng giống cần cho vụ sản xuất. Theo ngành nông nghiệp, số còn lại phụ thuộc vào người dân tự để giống.

Phân tích tồn tại trong sản xuất, ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng: “Số lượng DN tham gia liên kết ít, nhất là đối với sản xuất cây trồng thì thường thiếu ổn định, mang tính mùa vụ. Trong khi đó, số hộ tham gia lớn, quy mô trên hộ nhỏ nên việc quản lý, thực hiện mô hình gặp nhiều khó khăn”.

Trên thực tế, các công ty giống hiện nay chỉ mới chủ yếu tham gia cung ứng giống chứ chưa đảm đương được vai trò “đầu kéo” trong công tác giống cũng như liên kết sản xuất hàng hóa. Những bài học đã để lại sau khi giống lúa có sự cố, DN “rút chân” là hậu quả nặng nề về kinh tế cho người nông dân, “vỡ trận” cơ cấu giống của ngành nông nghiệp.

Yếu khâu định hướng

Vụ hè thu 2017, chủ trương phát triển HTX, tổ hợp tác sản xuất theo hướng hình thành cánh đồng mẫu liên kết với DN tiếp tục được “kích thích” bằng hàng loạt các cơ chế, chính sách. Điểm nhấn của vụ hè thu là cánh đồng lớn của Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh với 200 ha lúa thương phẩm ở Thạch Hà, 40 ha ngô ở Đức Thọ; sản xuất liên kết ngô sinh khối với Công ty TNHH Vitad ở Hương Khê...

san xuat he thu 2017 vang bong doanh nghiep

Hương Khê đã xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất đậu xanh liên kết, song không mấy ai mặn mà.

Tuy nhiên, theo nhiều DN, việc tiếp cận các chính sách không hề đơn giản, các thủ tục giải ngân lại càng “rườm rà”, mất thời gian khiến cho tâm lý nhà đầu tư “chùn bước”. Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh vẫn chỉ dùng cho thị trường nội địa là chính.

Ông Ngô Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Trước vụ sản xuất, huyện tổ chức hội nghị thu hút đầu tư, tuy nhiên, muốn kiểm soát tốt công tác quản lý nhà nước, hiệu quả kinh tế cao thì Sở NN&PTNT cần phải phối hợp với Sở Công thương nghiên cứu về dự báo thị trường. Cụ thể, thời vụ nào thì sản xuất sản phẩm nào, quy mô bao nhiêu, dần dần trở thành định hướng sản xuất thì mới phát triển bền vững được”.

Rau, củ, quả, cam, bưởi, lúa…, lâu nay dù vẫn có những tổ hợp tác, HTX đứng ra sản xuất tập trung, nhưng chủ yếu dựa vào cảm tính mà thiếu sự định hướng về cơ cấu, diện tích và cả thị trường. Việc người nông dân chịu rủi ro trong sản xuất vẫn luôn ở mức báo động cao. Hệ lụy là sản xuất năm thì “bung” hết cỡ về diện tích, năm lại “co” lại theo kiểu duy trì vì bị thị trường “đào thải”.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.