(Baohatinh.vn) - Chiều 28/5, đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi và hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng cho gia đình 2 lao động bị tử vong do cướp sát hại tại Angola.
Đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh trao hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng cho thân nhân hai lao động tử vong tại Angola
Hai lao động bị tử vong do cướp sát hại tại Angola là anh Nguyễn Trọng Đức (SN 1974) và chị Trần Thị Thu Hường (SN 1979) cùng ở xã Trường Lộc (Can Lộc). Chị Hường là chị dâu của anh Đức. Vụ án mạng được xác định xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng ngày 20/5 vừa qua tại tỉnh Lubango, Cộng hòa Angola.
Đại diện Sở LĐ-TB&XH gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình, mong thân nhân hai lao động vượt qua nỗi đau mất người thân để tiếp tục chăm lo cho cuộc sống.
Được biết, gia đình chị Trần Thị Thu Hường trước đây chồng chị là anh Nguyễn Trọng Tuấn cũng từng làm ở Angola, do bị cướp tấn công dẫn đến tàn phế và đã qua đời do vết thương tái phát tháng 10/2018. Do mới sang làm việc nên lúc đó chị Hường không có tiền để về chịu tang chồng. Đến ngày 20/5 khi chị Hường đang làm việc ở Angola cũng bị sát hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Angola phát tin buồn về việc anh Nguyễn Trọng Đức (SN 1974) và chị Trần Thị Thu Hường (SN 1979) bị cướp sát hại ở Angola, đồng thời kêu gọi cộng đồng người Việt Nam tại Angola quyên góp, giúp đỡ để đưa thi thể anh Đức và chị Hường về Việt Nam theo nguyện vọng của gia đình.
Ông Lê Đình Quang - quyền Chủ tịch UBND xã Trường Lộc cho biết: Gia cảnh của gia đình anh Đức và chị Hường rất khó khăn. Để đưa thi thể của hai lao động về nước, chi phí ước tính khoảng 600 triệu đồng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, Công ty CP Thiên Ý 2 tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại khách sạn, nhà hàng Thiên Ý (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) năm 2025.
Chương trình đào tạo nghề bán hàng online miễn phí sẽ giúp người khuyết tật ở Hà Tĩnh có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đang từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Sau Tết, lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cơ bản trở lại làm việc đúng hẹn. Đây là điều kiện quan trọng tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2025.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Hơn 360 công chức, lao động cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, TDP trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) được cập nhật kiến thức về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thăm hỏi, trao quà cuối năm mang hơi ấm đến các hoàn cảnh khó khăn, người lao động, lan tỏa yêu thương, tiếp sức vượt qua thử thách đón năm mới.
Ngoài việc tập trung đảm bảo chuỗi sản xuất, Công ty Formosa Hà Tĩnh luôn luôn nỗ lực chăm lo đời sống, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Cận Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dọn nhà sạch tăng cao, các địa chỉ dọn nhà sạch uy tín hiện đã “chốt đơn” gần như kín lịch nên nhiều người phải "xếp hàng" chờ đến lượt...
Tiền thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ở Hà Tĩnh cao nhất 185,5 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn năm 2024.
Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu