Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Gần 10 ha đất sản xuất nông nghiệp của nhiều hộ dân ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị sình lầy, bỏ hoang hơn 7 năm qua. “Thủ phạm” chính lại đến từ một hồ chứa nước trên địa bàn.

Sình lầy... “chiếm” đất sản xuất của người dân

Cánh đồng ở thôn Hải Đông nằm dưới chân hồ chứa nước Xuân Hoa (thuộc xã Cổ Đạm) là đất trồng lúa của nhiều hộ dân trước đây sản xuất 2 vụ lúa ổn định. Thế nhưng, từ năm 2016 đến nay, ruộng lúa ở đây bị sình lầy, khiến người dân không thể sản xuất.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Cánh đồng tại thôn Hải Đông bị sình lầy, bỏ hoang nhiều năm qua

Ông Trần Văn Dương - thôn Hải Đông chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng lúa trên đất này mỗi năm 2 vụ, cho năng suất, sản lượng khá cao. Tuy nhiên, từ năm 2016, sau khi hiện tượng sình lầy xuất hiện khiến 5 sào trồng lúa của gia đình bị ngập nước, sục bùn thì không thể đưa máy móc, trâu bò vào làm đất để gieo, cấy được nữa. Nhiều năm qua, nhìn cánh đồng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm nghĩ mà xót xa”.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Diện tích 5 sào trồng lúa của ông Trần Văn Dương ở thôn Đông Hải bị lầy hóa

Qua tìm hiểu được biết, tình trạng sình lầy ngày càng lan rộng. Đến thời điểm này, toàn xã có gần 10 ha diện tích trồng lúa ở các thôn Hải Đông, Vân Thanh, Vân Thanh Bắc và thôn An Lạc bị sình lầy. Hiện tượng này khiến hơn 150 hộ dân mất đất sản xuất.

“Nhiều năm qua, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đều kiến nghị lên các cấp sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần gửi tờ trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét để “cứu” diện tích đất canh tác cho người dân. Trong khi đó, xã cũng không còn quỹ đất để bố trí cho bà con nông dân sản xuất” - ông Cao Hữu Thông - cán bộ nông nghiệp xã Cổ Đạm cho hay.

Đâu là nguyên nhân?

Trước thực trạng trên, tháng 5/2022, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh lập dự án mời Viện Thủy công (thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) tiến hành khảo sát đánh giá mức độ an toàn công trình hồ chứa nước Xuân Hoa, đồng thời tìm nguyên nhân gây sình lầy khu vực hạ du thân đập và đề xuất các giải pháp xử lý.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Lưu lượng nước chảy tự do từ kênh tưới chính vào các khu ruộng lớn hơn lưu lượng tưới yêu cầu gây ra hiện tượng sình lầy.

Theo kết quả của Viện Thủy công, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lầy hóa ở hạ du là do tổng lưu lượng nước chảy tự do từ kênh tưới chính vào các khu ruộng lớn hơn lưu lượng tưới yêu cầu. Mặt khác, hệ thống kênh, mương tiêu nội đồng xuống cấp và hư hỏng không đảm bảo năng lực tiêu cho vùng đã dẫn đến ứ đọng, úng ngập kéo dài ở khu vực hạ du hồ chứa.

Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, giải pháp trong thời gian tới là tiến hành xử lý lấp, bịt các điểm rò rỉ nước trên 2 tuyến kênh chính qua khu vực; kiểm soát lưu lượng nước tưới cấp từ các kênh tưới nhánh; đồng thời cải tạo và khôi phục hệ thống kênh tiêu trong khu vực, đảm bảo tiêu thoát nước một cách chủ động, triệt để.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Hệ thống kênh tiêu trong khu vực đã xuống cấp, cần sửa chữa, nâng cấp

“Để phục hồi năng lực canh tác của khu đất này, đơn vị cũng sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương, đơn vị có liên quan tiến hành kết hợp đồng thời với các biện pháp cải tạo đất như: làm ải, xử lý chua phèn, tăng độ màu cho đất” - ông Thắng cho biết thêm.

Qua đánh giá của Viện Thủy công, mức độ an toàn đập hồ chứa nước Xuân Hoa hiện ở mức 3 (theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016): đập, các công trình liên quan và hệ thống vận hành có chất lượng kém, mức an toàn chống lũ trung bình và có nguy cơ mất an toàn thấm…, phải hạn chế mức độ tích nước; cần tăng cường giám sát, kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Hồ chứa nước Xuân Hoa có nguy cơ mất an toàn, phải hạn chế tích nước

Trước nguy cơ mất an toàn, Sở NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh (đơn vị trực tiếp quản lý khai khai thác công trình hồ Xuân Hoa) thường xuyên kiểm tra, theo dõi, quan trắc, kịp thời phát hiện các hư hỏng, ẩn họa khuyết tật của công trình; thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy định về an toàn đập và kịp thời xử lý các hư hỏng. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan vùng hạ du triển khai các phương án, giải pháp phòng, chống, ứng phó sự cố của công trình, đảm bảo nước tưới sản xuất nông nghiệp và nước cung cấp sinh hoạt cho người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.