Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?

Vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm vẫn được WHO khuyến cáo sử dụng trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu khan hiếm.

Vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược Sinopharm của Trung Quốc phát triển đã được cấp phép sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Chính phủ các nước cũng đã triển khai tiêm hàng chục triệu liều chế phẩm này.

Bên ngoài Trung Quốc, hơn 100 triệu liều vaccine của Sinopharm đã được đặt hàng. Điều này khiến chế phẩm của Sinopharm trở thành một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia.

Một số quốc gia đã báo cáo về các trường hợp đã tiêm vaccine Sinopharm nhưng vẫn nhiễm virus corona. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến khích sử dụng vaccine Covid-19 Sinopharm, nêu rõ rằng sản phẩm này đủ an toàn và hiệu quả.

Trong bài viết trên The Conversation , nhà nghiên cứu về y tế công cộng ở Đại học Southampton, nói rằng việc các nước đã tiêm chủng vẫn chứng kiến ca nhiễm gia tăng là việc dự liệu được, nhưng vaccine sẽ giúp chúng ta tránh được những đợt bùng phát thảm họa như ở Ấn Độ.

Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?

Vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm được WHO phê duyệt sử dụng vào ngày 7/5. Ảnh: Reuters

Cơ chế bất hoạt của vaccine Sinopharm

Vaccine Covid-19 của Sinopharm chứa phiên bản bất hoạt của SARS-CoV-2. Đây là dạng vaccine khác với các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mRNA được Pfizer hay Moderna sử dụng.

Kỹ thuật bất hoạt virus đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng trong lịch sử chế tạo vaccine. Công nghệ này được áp dụng để phát triển các loại vaccine ngừa bệnh dại và bệnh bại liệt.

Vaccine bất hoạt dễ sản xuất và nổi tiếng về độ an toàn song thường có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch kém hơn một số loại vaccine khác.

Theo báo cáo lâm sàng của WHO, các thử nghiệm cho thấy phác đồ hai liều của vaccine Sinopharm phát huy tác dụng đến 79%. Trên thực tế, con số này thậm chí có thể ở ngưỡng 90%, theo tạp chí The Conversation .

Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?

Đồ họa: Quốc Tuệ, Hà My

Khác với các loại vaccine do Pfizer, Moderna hay AstraZeneca phát triển, dữ liệu về hiệu suất của vaccine Sinopharm không nhiều.

Do đó, dù những con số về mức độ hiệu quả của chế phẩm này có vẻ tích cực, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể xem xét liệu vaccine Sinopharm có thực sự phát huy tác dụng hay không.

Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng từng công khai nhận xét rằng vaccine Covid-19 của Sinopharm cần được cải thiện.

Bên cạnh đó, hiện chưa có nhiều thông tin về khả năng kích hoạt miễn dịch của vaccine Sinopharm đối với các loại biến chủng SARS-CoV-2 mới, đặc biệt là biến thể Delta đang lây lan ở nhiều quốc gia.

Có vaccine vẫn bùng dịch là chuyện thường

Kề từ tháng 4, tình trạng bùng phát các ổ dịch Covid-19 mới được ghi nhận ở một số quốc gia có chương trình tiêm chủng tương đối mạnh, bao gồm cả những nước sử dụng vaccine Sinopharm lẫn các quốc gia không triển khai loại vaccine này, đơn cử như Vương quốc Anh.

Cộng hòa Seychelles, nơi 60% dân số đã tiêm đủ hai liều vaccine ngừa Covid-19, đã ghi nhận đợt bùng dịch mới từ giữa tháng 4.

57% trong số những người đã tiêm chủng đầy đủ ở Seychelles sử dụng vaccine Sinopharm, trong khi 43% còn lại được tiêm vaccine của AstraZeneca, theo New York Times .

Cũng theo nguồn tin trên, khoảng một phần ba số ca mắc Covid-19 mới ở Seychelles là những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Kịch bản tương tự cũng lặp lại ở một số quốc gia khác như Chile, Bahrain và Uruguay.

Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?

Cộng hòa Seychelles là một trong những nước đi đầu về tiêm chủng song vẫn chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng mạnh. Ảnh: AP

Trên thực tế, các đợt bùng dịch ở những quốc gia có chương trình tiêm chủng tốt vốn dĩ đã được dự liệu trước. Bởi lẽ, hiện chưa có loại vaccine nào đảm bảo hiệu quả 100%.

Bên cạnh đó, vaccine cần một vài tuần để kích hoạt đầy đủ phản ứng miễn dịch trong cơ thể người tiêm. Những người dù đã tiêm chủng đầy đủ song vẫn mắc Covid-19 nhiều khả năng nhiễm virus corona ngay sau khi nhận được mũi tiêm thứ hai - thời điểm vaccine chưa hoàn toàn phát huy tác dụng.

Ngoài ra, sự lưu hành rộng rãi của nhiều biến chủng mới cũng được cho là nguyên nhân khiến một số người mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine.

Tính đến ngày 20/6, toàn thế giới ghi nhận 178 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 3,85 triệu trường hợp tử vong, theo Worldometers.

Giải pháp mới

Để đối phó với các làn sóng bùng dịch mới, nhiều quốc gia đã mở rộng quy mô và tăng cường các đợt triển khai tiêm chủng hiện có.

Một số nước chọn giải pháp tiêm vaccine bổ sung. Đơn cử, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) khuyến nghị người dân tiêm thêm một liều vaccine Pfizer hoặc một liều vaccine Sinopharm bổ sung vào 6 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm hai mũi.

Cách tiếp cận trên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch song vẫn phụ thuộc vào nguồn lực vaccine của từng quốc gia.

Trong lúc nhu cầu vượt xa nguồn cung và nhiều nước thu nhập cao giữ phần lớn sản phẩm, phần còn lại của thế giới sẽ không được bảo vệ và trở nên dễ bị tổn thương trước Covid-19. Chúng ta đã nhìn thấy những đợt bùng phát không thể kiểm soát nổi ở Nepal, Ấn Độ, những đợt bùng phát làm sụp đổ cả hệ thống y tế mong manh ở các nước này, và giúp hình thành những biến chủng mới.

Với suy nghĩ đó, chúng ta nên nhớ rằng Sinopharm là một sản phẩm có ích. Một số vaccine khác có thể có hiệu quả cao hơn - chúng ta sẽ biết chừng nào có đủ data về Sinopharm, nhưng trong bối cảnh khan hiếm vaccine hiện tại, nguồn cung từ Trung Quốc, cụ thể là Sinopharm được dự đoán sẽ trở thành công cụ nền tảng cho công cuộc đẩy lùi đại dịch trong 12-24 tháng tới, Michael Head kết luận trong bài viết trên The Conversation.

Theo Zing

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.