Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung triển khai, hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Sáng 3/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để nghe báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua và chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Ngành nông nghiệp triển khai nhiệm vụ năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức lớn đan xen.

Trong bối cảnh giá các vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao, dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường… toàn ngành đã nỗ lực vượt khó, tham mưu, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng NTM và đạt kết quả khá toàn diện.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Ngô Đình Long trao đổi một số khó khăn liên quan đến kinh phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm OCOP, kinh phí triển khai chuyển đổi số...

Theo đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt trên 0,83%, tính bình quân cả 3 năm (2020-2022) đạt trên 3,67%/năm (mức cao so với bình quân cả nước là 2,97%); các chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất và NTM cơ bản đạt, vượt mức kế hoạch giao.

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng năm 2022 chưa đạt mục tiêu đề ra do các dự án doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất được chấp thuận chưa phát huy cao hiệu quả, việc thu hút dự án đầu tư mới đang gặp nhiều khó khăn; dịch bệnh, thời tiết diễn biến khó lường; giá vật tư, chi phí sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, xăng dầu… tăng cao, ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất của người dân.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm: Công tác triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, OCOP, thương mại điện tử (tiêu thụ nông sản)...

Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu năm 2023 của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh:

Phục hồi tốc độ tăng trưởng đạt trên 3%/năm; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh) đạt trên 14.250 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích đạt 97,5 triệu đồng/ha; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt trên 112.500 tấn;

Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 53.700 tấn; duy trì độ che phủ rừng trên 52%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó nước đạt tiêu chuẩn đạt trên 64%; 100% xã đạt chuẩn NTM; 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Lộc Hà, Kỳ Anh đạt chuẩn NTM, thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Ngọc Hoạch trả lời các kiến nghị, đề xuất liên quan đến lĩnh vực đất nông nghiệp.

Tại buổi làm việc, Sở NN&PTNT và các đại biểu cũng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát, làm việc với nhà đầu tư đánh giá thực hiện các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư sử dụng quỹ đất nông nghiệp; tham mưu giải pháp chỉ đạo xử lý cụ thể đối với từng dự án; tiếp tục thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh triển khai dự án phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh với quy mô phù hợp, đáp ứng các điều kiện, liên kết sản xuất theo chuỗi bền vững.

Trên cơ sở hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu của UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành chức năng, xem xét cho phép giải ngân nguồn kinh phí, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan về hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ... trong thực hiện chính sách hỗ trợ chương trình OCOP năm 2021 theo Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở Tài chính Phạm Chí Hiếu trao đổi một số nội dung liên quan đến các kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc.

Cho phép kiện toàn tổ chức, bộ máy bên trong và quy định Văn phòng Điều phối NTM tỉnh vừa thực hiện chức năng “điều phối” giúp Ban Chỉ đạo tỉnh và tham mưu giúp Sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về NTM; hướng dẫn, tham mưu thanh quyết toán tài chính.

Chỉ đạo các ngành liên quan tập trung thực hiện các nội dung về đến chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc; hướng dẫn xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; hướng dẫn cơ chế tài chính cho Quỹ Phòng chống thiên tai…

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh thay mặt lãnh đạo tỉnh biểu dương những kết quả quan trọng của Sở NN&PTNT, các cơ quan thuộc sở và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh. Do đó, trên cơ sở các nghị quyết gắn với kế hoạch, chương trình hành động của ngành nông nghiệp, các đơn vị cần tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; tập trung triển khai, hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã ban hành. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp (đặc biệt trong công tác quản lý giá giống cây trồng).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung cao cho công tác xây dựng NTM; thường xuyên cập nhật tiến độ thực hiện đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM; tập trung thực hiện đảm bảo thực chất về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp...

Về các kiến nghị, đề xuất khác của ngành đã được đại diện các đơn vị, sở, ngành trả lời tại buổi làm việc; đề nghị Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp để ban hành thông báo kết luận.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.