Tăng miễn dịch cho cả nhà phòng Covid-19

Vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ; dinh dưỡng đầy đủ; lối sống lành mạnh; không gian thông thoáng... giúp cả nhà vui khỏe, phòng Covid-19.

Hệ miễn dịch được xem là hàng rào chắn, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, hay nói cách khác giúp cơ thể không nhiễm bệnh. Hệ miễn dịch còn tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể những lần sau. Nếu hệ miễn dịch hoạt động không tốt dẫn đến hàng loạt bệnh lý. Các bác sĩ tư vấn một số biện pháp để nâng cao miễn dịch cho cả nhà, phòng Covid-19.

Vệ sinh sạch sẽ

Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng chống Covid-19, mỗi người cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây. Rửa tay nhiều lần trong ngày, trước các bữa ăn; trước, trong khi chế biến thực phẩm; sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài về nhà... Không có xà phòng và nước sạch, có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và sử dụng khẩu trang đúng cách, che kín miệng mũi.

Súc họng với dung dịch sát khuẩn được xem là nút chặn sau cùng, nếu những biện pháp phòng bị khác bị bỏ qua. Để việc súc miệng hiệu quả, cần xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất; cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được; mỗi lần súc chỉ cần 5 ml, trong vòng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc bằng dung dịch sát khuẩn xong, không súc lại bằng nước.

Ngoài vệ sinh cá nhân, giữ môi trường sống sạch sẽ cũng tác động tích cực tới hệ miễn dịch. Các gia đình nên thường xuyên làm sạch nhà cửa, khử trùng đồ vật - bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong nhà, đặc biệt khu vực phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, các tay nắm cửa, bàn ghế... Nên thông thoáng nhà cửa, mở cửa sổ để không khí lưu thông, bởi đóng kín cửa có thể tạo điều kiện cho virus phát triển.

Dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách đơn giản để tăng đề kháng từ bên trong. Với trẻ nhỏ và người già, những người có bệnh nền... thường có hệ miễn dịch yếu, việc tăng đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại càng quan trọng.

Các bữa chính của cả nhà cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: chất đường bột từ gạo, ngũ cốc; đạm từ thịt, cá, tôm, trứng, sữa; rau xanh cung cấp chất xơ tiêu hóa và các vi chất dinh dưỡng; chất béo từ dầu ăn, mỡ cá và một số loại thực phẩm khác.

Bổ sung kháng thể tự nhiên thông qua một số sản phẩm chuyên biệt cũng có lợi cho sức khỏe. Ví dụ trong sữa non LoveLife của NutiFood được chiết xuất từ sữa của bò cái vừa sinh con, chỉ tồn tại vài ngày rồi mất đi, có kháng thể IgG. Đây là một trong 5 kháng thể tồn tại trong cơ thể con người, phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô.

Tăng miễn dịch cho cả nhà phòng Covid-19

Sữa cần thiết với sự phát triển của trẻ. Sữa non Lovelife sản xuất tại Mỹ, nguyên liệu 100% sữa non của bò, giúp người sử dụng tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể vì có chứa nhiều IgG (Immunoglobulin G) với tỷ lệ 20g/100g sữa. Lượng kháng thể IgG trong cơ thể càng nhiều thì hệ miễn dịch càng khoẻ mạnh hơn.

Tập thể dục

Từ thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học và bác học Aristote đã nhận xét: “Không có gì làm cho con người mệt mỏi, suy yếu và phá hủy cơ thể bằng việc không vận động kéo dài”. Tập thể dục mang đến nhiều lợi ích, trong đó có tăng cường hệ miễn dịch, giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, đặc biệt là với những người hay thức giấc ban đêm.

Vài động tác thể dục nhẹ nhàng buổi sáng, giữa giờ làm việc hay trước giờ đi ngủ cũng giúp cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái.

Ngủ đủ giấc

Khi ngủ sâu, các cơ quan trong cơ thể đều giảm hoạt động một cách tự nhiên. Hệ thống miễn dịch bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và hồi phục. Để tăng đề kháng phòng Covid-19, tất cả mọi người cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Thời gian vàng để ngủ sâu là từ 22h đêm đến 3h sáng hôm sau, lúc đó cơ thể tập trung nguồn lực để phục hồi, tái tạo hiệu quả và tối ưu các mô tế bào bị tổn thương và lão hóa. Thời gian đi ngủ tốt nhất là trước 10h, giấc ngủ muộn sẽ không đủ thời gian cho cơ thể hồi phục. Trước khi ngủ 1-2 tiếng không nên ăn no, có thể uống một ly sữa ấm giúp giấc ngủ sâu hơn.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các virus hoặc vi trùng xâm nhập.

Khi giữ tinh thần lạc quan, không chỉ bạn vui vẻ mà cả nhà cùng được hưởng chung không khí thoải mái, hạnh phúc. Để vượt qua một khó khăn, tâm lý vững vàng lạc quan là rất quan trọng.

Theo VNE

Đọc thêm

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.