Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

(Baohatinh.vn) - Ngày 5/2 (mùng 1 Tết Kỷ Hợi), đông đảo du khách thập phương đã đến tham quan, chiêm bái và cầu may đầu xuân năm mới tại di tích đền Cả Dinh đô Quan Hoàng Mười ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Đoàn du khách từ Hà Nội vượt đường xa đến đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười để du xuân, cầu may năm mới

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Thủ nhang Đồng đền Phạm Quang Hồng trực tiếp cử hành nghi lễ cho du khách chu đáo, phù hợp thuần phong mỹ tục văn hóa truyền thống của người Việt

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Các bậc cao niên dâng hương chiêm bái tại đền cả Dinh đô Quan Hoàng Mười, tri ân các vị thánh thần yêu nước thương dân và cầu cho quốc thái dân an

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Đến tham quan, hành lễ tại đền Cả năm nay, du khách Hà Tĩnh sắm lễ cầu may gọn nhẹ, không dâng tế, đốt hóa vàng mã tùy tiện

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Hoạt động chiêm bái, dâng hương cầu may đầu xuân tại đền Cả diễn ra nhân văn, trang trọng, đảm bảo an toàn, văn minh, thân thiện

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Nhà đền bố trí khu vực đốt hương, chiêm bái lễ đền đảm bảo an toàn cháy nổ và giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường

Tấp nập du khách tham quan, chiêm bái đền Cả Dinh đô quan Hoàng Mười

Du khách phát tâm góp quỹ công đức để xây dựng khuôn viên đền Dinh đô quan Hoàng Mười

Đền Cả (còn gọi là đền Hoàng Thành hay Dinh đô quan Hoàng Mười) tọa lạc trên dòi đất rộng dọc bờ sông Lam thuộc phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Đền Cả nguyên ban đầu là nơi thờ quan Hoàng Mười và Tam Lang – thần Rắn, về sau phối thờ thêm Vua cha Bát Hải Động Đình, thờ Mẫu tam phủ, bà Lê Thị Ngọc Dung - con gái nuôi của vua Lê Lợi...

Đền được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê với kiến trúc theo kiểu tam tòa được làm bằng gỗ có chạm khắc cầu kỳ. Đến nay, tại di tích này vẫn đang lưu giữ 2 đạo sắc: sắc phong tam kỳ linh ứng Đại Vương – Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736); sắc cho xã Minh Lương, tổng Minh Lương, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An - hiệu Duy Tân thứ 3 năm 1909.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.