Tàu giã cào “tận diệt” ngư trường truyền thống

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, một số tàu giã cào có công suất lớn vào vùng bờ đánh bắt hải sản, dùng lưới điện khai thác ồ ạt khiến cho ngư trường truyền thống của người dân địa phương bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo phản ánh của ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), thời gian gần đây, xuất hiện một số tàu có công suất trên 20CV tự một số tỉnh khác… sử dụng lưới điện khai thác thủy sản trên vùng biển Cẩm Xuyên. Không những thế, các tàu này còn vào đánh bắt thủy sản vùng bờ, xâm lấn ngư trường truyền thống của ngư dân Cửa Nhượng. Tình trạng này đã làm cho môi trường sống của các loài thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần cạn kiệt; một số ngư cụ bị phá hỏng mỗi lần tàu giã cào quét qua.

tau gia cao tan diet ngu truong truyen thong

Hoạt động khai thác hải sản của bà con ngư dân Cẩm Nhượng gặp nhiều khó khăn do tàu giã cào ở các tỉnh lân cận vào đánh bắt trái phép.

Anh Nguyễn Huy Hùng (một chủ tàu ở Cẩm Nhượng) phản ánh: “Các tàu ngoại tỉnh thường dùng lưới điện để đánh bắt các loại hải sản như tôm, cá, mực, sò lông... Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt của chúng tôi mà còn tận diệt các loại sinh vật biển. Chúng tôi đã kiến nghị lên chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Thiên Cầm sớm có biện pháp xử lý tình trạng này để đảm bảo hoạt động khai thác, đánh bắt của tàu thuyền địa phương”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Địa phương cũng đã nhiều lần phối hợp với Nghiệp đoàn Nghề cá Cẩm Nhượng, Đồn Biên phòng Thiên Cầm tiến hành vận động, đẩy đuổi, xử lý những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động khai thác bừa bãi trên biển không phải là chuyện dễ dàng. Hạn chế về phương tiện và nhân lực là khó khăn không nhỏ trong công tác này”.

Đại úy Trần Đình Diệu - Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Cẩm Nhượng cho biết: “Việc phát hiện, xử lý tàu giã cào có công suất lớn khai thác trái phép không đơn giản vì các chủ tàu đều có hình thức để đối phó rất tinh vi. Biện pháp chủ yếu hiện nay là phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, tuyên truyền, vận động để hạn chế tình trạng này; đối với những trường hợp vi phạm sẽ tiến hành đẩy đuổi, xử lý”.

Theo quy định của Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản, tàu có công suất máy chính từ 20 CV trở lên không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ. Hoạt động đánh bắt như đã phản ánh ở trên không chỉ xâm phạm ngư trường truyền thống của người dân địa phương mà còn gây mất an ninh trật tự trên biển. Ngư dân xã Cẩm Nhượng nói riêng và người dân ven biển nói chung cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để chấm dứt tình trạng này.

Điều 5, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển quy định: “Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả. Tàu cá khai thác thủy sản dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó…”.

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Bất an bên bờ kênh sạt lở ở Nghi Xuân

Bất an bên bờ kênh sạt lở ở Nghi Xuân

Bờ kênh phía sau cầu Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an, lo lắng trước mùa mưa lũ.